Top Công ty Chứng khoán có Vốn Điều lệ lớn nhất

Giới thiệu

Bài viết Top Công ty Chứng khoán có Vốn Điều lệ lớn nhất là một bài viết tổng hợp và thống kê, nhằm giúp các bạn biết được hiện nay trên Thị trường, các Công ty Chứng khoán nào có Vốn Điều lệ lớn nhất. Đây cũng là một trong những yếu tố rất được nhiều nhà Đầu tư quan tâm khi đánh giá Công ty cũng như lựa chọn nơi Mở Tài khoản Chứng khoán để đầu tư hiệu quả. Bài viết cũng thường được tìm đến sau khi đã nắm rõ Kiến thức Cơ bản Chứng khoán và biết cách Phân tích Cổ phiếu. Về cơ bản, Bài viết sẽ bao gồm các Vấn đề chính sau:

+ Giới thiệu các Công ty Chứng khoán hiện nay và Vốn Điều lệ.
+ Thống kê Vốn Chủ sở hữu và Lợi nhuận sau Thuế của các Công ty Chứng khoán.
+ Kết luận và một số Hướng dẫn Mở Tài khoản Chứng khoán Online tại các Công ty Top đầu.

—————————————————————

1. Giới thiệu các Công ty Chứng khoán hiện nay và Vốn Điều lệ

Công ty Chứng khoán: Theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC, ta có thể đưa ra định nghĩa cũng như quy định về Công ty Chứng khoán. Hiểu đơn giản Công ty Chứng khoán là một tổ chức hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán, có tư cách pháp nhân, có giấy phép hoạt động kinh doanh được cấp bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Công ty Chứng khoán là thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán, được hoạt động dưới sự kiểm soát của Luật chứng khoán và một số quy định khác của pháp luật. Ngành Chứng khoán cũng được coi là 1 ngành nghề đặc biệt có sự quản lý chặt chẽ giám sát của Nhà nước cùng với các Ngành Tài chính khác như Ngân hàng, Bảo hiểm, Quản lý Quỹ.

Trong ảnh: Danh sách các Công ty Chứng khoán là thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM – HOSE được công bố trên Website của Sở (Link gốc ảnh)

Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh, bao gồm Tự doanh Chứng khoán, Môi giới Chứng khoán, Tư vấn Đầu tư Chứng khoán và Bảo lãnh phát hành Chứng khoán. Trong số đó, nghiệp vụ Môi giới Chứng khoán là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất, đóng vai trò trung gian đại diện cho khách hàng thực hiện các lệnh mua bán chứng khoán trên Thị trường. Do đó, đối với nhà Đầu tư, việc lựa chọn Công ty hỗ trợ Mở Tài khoản Chứng khoán sẽ rất cần thiết để bạn có thể Đầu tư được tốt hơn.

Hiện nay, theo thống kê mới nhất, trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam có 73 Công ty Chứng khoán đang hoạt động với gần 250 Trụ sở / Chi nhánh / Phòng Giao dịch. Các Văn phòng phân bổ rộng khắp trên cả nước, nhưng tập trung chủ yếu tại các Thành phố lớn nhất như Tp. Hồ Chí Minh (TPHCM), Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, … Xem thêm: Mạng lưới các Công ty Chứng khoán tại Việt Nam. Tuy nhiên, các Công ty Chứng khoán này đã ngày càng phân hóa mạnh với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Theo đánh giá của nhiều Tổ chức Tư vấn quốc tế, thì số lượng Công ty Chứng khoán ở Việt Nam như vậy là quá nhiều và để phù hợp hơn thì định hướng chung sẽ cần giảm xuống trong tương lai còn khoảng 25 – 30 Công ty Chứng khoán đủ Lớn, Uy tín và hỗ trợ Khách hàng tốt hơn. Do đó, nếu bạn muốn tham gia đầu tư ổn định lâu dài thì ngay ban đầu nên chọn Mở Tài khoản tại Công ty nằm trong Danh sách các Công ty Chứng khoán Lớn, Uy tín nhất.

Trong ảnh: Logo của 12 Công ty Chứng khoán có Vốn Điều lệ > 3.000 tỷ đồng được công bố trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM – HOSE (Link gốc ảnh)

– Vốn Điều lệ thực góp: được hiểu là tổng số Vốn gốc ban đầu của các thành viên lập Công ty, chủ sở hữu thực góp vào Công ty. Đây là một trong các chỉ tiêu quan trọng đầu tiên giúp ta đánh giá được phần nào quy mô, năng lực và vị trí của Công ty trên thị trường. Trên Báo cáo tài chính, nó được thể hiện dưới tên gọi là “Vốn góp của chủ sở hữu” tại Phần Nguồn vốn của Bảng Cân đối Kế toán. Vốn Điều lệ thực góp tăng được có thể là do Cổ đông góp thêm hoặc Lợi nhuận sau thuế tích tụ được chuyển hóa để đẩy Vốn Điều lệ thực góp này lên.

Đối với các Công ty Chứng khoán, Vốn Điều lệ còn dùng để xác định điều kiện kinh doanh, cụ thể Vốn Điều lệ tối thiểu cho các nghiệp vụ như sau: đối với nghiệp vụ Môi giới Chứng khoán tối thiểu là 25 tỷ đồng; Tự doanh Chứng khoán tối thiểu là 50 tỷ; Bảo lãnh phát hành Chứng khoán tối thiểu là 165 tỷ đồng và Đầu tư chứng khoán tối thiểu là 10 tỷ đồng. Trong đó, Công ty Chứng khoán chỉ được cấp phép thực hiện nghiệp vụ Tự doanh Chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ Môi giới chứng khoán, cấp phép thực hiện nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành Chứng khoán khi được cấp phép thực hiện nghiệp vụ Tự doanh Chứng khoán. Các Nghiệp vụ mới: Phái sinh thì cần Vốn Điều lệ – Vốn chủ sở hữu ít nhất 800 tỷ đồng, Chứng quyền có Bảo đảm thì cần ít nhất là 1000 tỷ đồng.

Trong ảnh: Danh sách các Công ty Chứng khoán và Vốn Điều lệ theo thứ tự từ Lớn xuống nhỏ và từ Trái sang Phải – Nguồn các Báo cáo Tài chính Quý 2/2022 – Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM – HOSE (Link gốc ảnh)

Theo thống kê như hình trên, xét theo tiêu chí Vốn Điều lệ được cập nhật đến hết Quý 2/2022, ta thấy có 12 Công ty Chứng khoán có Vốn Điều lệ > 3,.000 tỷ đồng, lần lượt gồm có: VNDS lớn nhất với 12.178 tỷ đồng; SSI – 9.947 tỷ đồng; MAS – 6.590 tỷ đồng; SHS – 6.505 tỷ đồng; VPS – 5.700 tỷ đồng; VIX – 5.491 tỷ đồng; HSC – 4,580 tỷ đồng; KIS – 3.761 tỷ đồng; VCSC – 3.350 tỷ đồng; KBSV – 3,001 tỷ đồng; ACBS – 3.000 tỷ đồng và DNSE – 3.000 tỷ đồng. Đây là Top Công ty Chứng khoán có Vốn Điều lệ lớn nhất, đủ tiềm lực Tài chính để vững vàng cạnh tranh trên Thị trường (Phần tô đậm đỏ). Theo sau đó là các Công ty Chứng khoán có Vốn Điều lệ kém hơn chút, nằm trong khoảng từ 1.000 – 3.000 tỷ đồng như phần màu nhạt trên hình, bao gồm 28 Công ty Chứng khoán. Đây là các Công ty Chứng khoán được xếp vào tầm trung. Các Công ty Chứng khoán còn lại theo mình đánh giá là khá nhỏ và khó cạnh tranh trên Thị trường.

—————————————————————

2. Thống kê Vốn Chủ sở hữu và Lợi nhuận sau Thuế của các Công ty Chứng khoán

Bên cạnh Vốn Điều lệ thì chỉ tiêu Vốn Chủ sở hữu và Lợi nhuận sau Thuế cũng là những yếu tố quan trọng để đánh giá Doanh nghiệp. Với Tổ chức Tài chính như Ngân hàng, Chứng khoán hay Bảo hiểm thì việc đánh giá trên Vốn chủ và Lợi nhuận sẽ phản ảnh đúng bản chất hơn Vốn Điều lệ. Do đó, mình sẽ Thống kê thêm Vốn Chủ sở hữu và Lợi nhuận sau Thuế của các Công ty Chứng khoán để các bạn có thể nắm được rõ hơn về các Công ty Chứng khoán.

– Vốn Chủ sở hữu: sẽ bao gồm tất cả Vốn thuộc về cổ đông, thu lại được trong quá trình Doanh nghiệp vận hành, hoạt động. Vốn Chủ sở hữu sẽ được thể hiện chi tiết trong Bảng Cân đối Kế toán của doanh nghiệp, với cấu thành từ Vốn Điều lệ, Lợi nhuận sau thuế chưa Phân phối, Thặng dư vốn cổ phần (chênh lệch giá cổ phiếu lúc phát hành với mệnh giá hiện tại),… và các nguồn khác. Trong đó, phần nguồn Vốn cổ đông (Hay Vốn Điều lệ) và Lợi nhuận sau thuế chưa Phân phối sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Trong ảnh: Danh sách các Công ty Chứng khoán và Vốn Chủ Sở hữu theo thứ tự từ Lớn xuống bé và từ Trái sang Phải – Nguồn các Báo cáo Tài chính Quý 2/2022 – Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM – HOSE (Link gốc ảnh)

Có thể thấy, Vốn Chủ sở hữu là toàn bộ Vốn của Cổ đông do đó Doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn này trong suốt thời gian tồn tại. Như vậy, khác với Vốn Điều lệ chỉ thể hiện Vốn Đăng ký với Nhà nước cũng như tính toán % sở hữu của các Cổ đông thì Vốn Chủ sở hữu thể hiện năng lực Tài chính thực của Công ty (Gồm cả phần Lãi chưa chia tích tụ lại được để Tái đầu tư Mở rộng). Vốn Chủ sở hữu sẽ chịu nhiều ảnh hưởng, thay đổi trong quá trình Doanh nghiệp hoạt động, sự tăng giảm của Vốn Chủ sở hữu sẽ thể hiện một phần tình trạng Tài chính của Công ty. Xem thêm: Vốn điều lệ và Vốn chủ sở hữu (Phần 1) / Vốn điều lệ và Vốn chủ sở hữu (Phần 2).

Theo Tiêu chí này như trên hình, các Công ty Chứng khoán có Vốn Chủ sở hữu hàng đầu lúc này lần lượt gồm có: VNDS – 14.553 tỷ đồng; SSI – 14.366 tỷ đồng; TCBS – 10.190 tỷ đồng; SHS – 9.365 tỷ đồng; MAS – 8.957 tỷ đồng; VIX – 8.207 tỷ đồng; VPS – 8.134 tỷ đồng; HSC – 7.830 tỷ đồng; VCSC – 7.141 tỷ đồng; KIS – 4.809 tỷ đồng; ACBS – 4.084 tỷ đồng; KBSV – 3.888 tỷ đồng; TVSI – 3.807 tỷ đồng; MBS – 3.696 tỷ đồng; FPTS – 3.211 tỷ đồng và DNSE – 3.076 tỷ đồng . Đây là 16 Công ty Chứng khoán có Vốn Chủ sở hữu > 3.000 tỷ đồng, được đánh giá tiềm lực Tài chính đủ lớn để tiếp tục phát triển kinh doanh trên Thị trường (Phần tô đậm đỏ). Theo sau đó, kém hơn chút là các Công ty Chứng khoán có Vốn Chủ Sở hữu trong khoảng từ 1.000 – 3.000 tỷ đồng như phần màu nhạt hơn trên Hình (gồm 28 Công ty Chứng khoán). Phần còn lại, theo mình đánh giá các Công ty là khá nhỏ và với tiềm lực Tài chính như vậy thì khó có khả năng duy trì cạnh tranh trong Dài hạn được.

Trong ảnh: Vốn Chủ sở hữu của Chứng khoán VnDirect – VND tại thời điểm 30/06/2022 được công bố qua Báo cáo Tài chính Quý 2/2022 gửi Sở Giao dịch (Link gốc ảnh)

– Lợi nhuận sau thuế (còn được gọi là Lợi nhuận ròng / Lãi ròng): được hiểu là phần Lợi nhuận cuối cùng của Công ty sau khi đã trừ hết tất cả các Chi phí trong quá trình họat động và Thuế Thu nhập Doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế thông thường sẽ phản ánh Công ty kinh doanh tốt hay không, có lãi hay lỗ, Lợi nhuận càng cao thì Công ty hoạt động càng tốt, do đó đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty. 

Như vậy, để lựa chọn được nơi Mở Tài khoản Chứng khoán tốt và an toàn thì ta cũng cần phải đánh giá phần Lợi nhuận sau thuế của Công ty Chứng khoán. Nếu Công ty có lợi nhuận cao tức là hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả tốt, có thể do Công ty thu hút được nhiều khách hàng, hoạt động Tự doanh tốt, thu Phí Môi giới và Lãi vay Margin lớn,… Từ phần lãi thu được, Công ty sẽ có thêm nguồn Vốn để Tái đầu tư Hệ thống, Mở rộng mạng lưới, dịch vụ, thu hút Nhân sự Tốt, … và đây sẽ là động lực để Công ty phát triển lâu dài, qua đó đánh giá là một Công ty Chứng khoán tốt để xem xét Mở. Ngược lại, Công ty có Lợi nhuận quá bé sẽ cho thấy hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, từ đó dẫn đến không đảm bảo được tính ổn định cũng như an toàn cho Tài khoản Chứng khoán của khách hàng.

Trong ảnh: Danh sách các Công ty Chứng khoán và Lợi nhuận sau thuế các năm 2020, 2021, 6 Tháng 2022 theo thứ tự từ Lớn xuống bé và từ Trái sang Phải – Nguồn các Báo cáo Tài chính Quý 2/2022 – Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM – HOSE (Link gốc ảnh)

Theo thống kê như trên hình, các Công ty Chứng khoán có Lợi nhuận sau thuế (xét trong 6 tháng đầu năm 2022) hàng đầu lúc này lần lượt gồm có: TCBS – 1.606 tỷ đồng; VNDS – 1.216 tỷ đồng; SSI – 1.128 tỷ đồng; VCSC – 717 tỷ đồng; HSC – 562 tỷ đồng; MAS – 480 tỷ đồng; VPS – 466 tỷ đồng; VIX – 326 tỷ đồng; MBS – 320 tỷ đồng; FPTS – 287 tỷ đồng; TVSI – 272 tỷ đồng và SMARTSC – 205 tỷ đồng. Đây là 12 Công ty Chứng khoán có Lợi nhuận sau thuế > 200 tỷ đồng trong nửa năm 2022, đủ lớn để Công ty thực hiện Tái Đầu tư phát triển và mở rộng tiếp (Phần tô đậm đỏ). Ngoài ra, phần Lợi nhuận kém hơn chút là các Công ty Chứng khoán có Lợi nhuận sau thuế trong vùng từ 50 – 200 tỷ đồng như phần ít đậm trên Hình với 16 Công ty Chứng khoán. Có thể thấy, Lợi nhuận sau thuế của các Công ty giữa các năm không hoàn toàn phản ánh giống nhau, có những đột biến làm Lợi nhuận Công ty tăng hoặc giảm mạnh, tuy nhiên với các Công ty Chứng khoán có Lợi nhuận sau thuế duy trì ở mức cao trong cả 3 năm sẽ được đánh giá là Công ty tốt và kinh doanh hiệu quả. Với các Công ty Chứng khoán có Lợi thuận quá bé trong suốt cả thời gian hoạt động, theo mình đánh giá sẽ không tích tụ được Lợi nhuận để phát triển và về lâu dài hầu như không có khả năng vươn lên cạnh tranh được với các Công ty khác.

—————————————————————

3. Kết luận và một số Hướng dẫn Mở Tài khoản Chứng khoán Online tại các Công ty Top đầu

Như vậy, Tổng hợp lại, để xét toàn diện trên cả 3 tiêu chí gồm Vốn Điều lệ, Vốn Chủ sở hữu và Lợi nhuận sau thuế thì ta có 07 Công ty Chứng khoán đều đạt ở mức cao là: VNDS – Chứng khoán VnDirect, SSI – Chứng khoán SSI; TCBS – Chứng khoán Kỹ thương; MAS – Chứng khoán Mirae Asset; VPS – Chứng khoán VPS; HSC – Chứng khoán Tp.HCM; VCSC – Chứng khoán Bản Việt. Tiếp đó, mức thấp hơn chút thì có MBS – Chứng khoán MB; FPTS – Chứng khoán FPT; SHS – Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội; …Đánh giá đây đều là Top những Công ty Chứng khoán có tiềm lực Tài chính Lớn, Uy tín, được nhiều Khách hàng lựa chọn với Hệ thống Dịch vụ, Nhân sự Hỗ trợ tốt.

Theo Quy định mới nhất gần đây của Nhà nước (tại Khoản 5, Điều 5, Nghị định 87/2019/NĐ-CP – Ngày 14/11/2019) thì từ cuối năm 2020, các Công ty Chứng khoán đã có triển khai cách Mở Tài khoản Chứng khoán Online để thuận tiện hơn cho Khách hàng. Trong đó, với các Công ty Chứng khoán Top đầu thì có một số đơn vị nổi bật hỗ trợ Mở Online 100% như Chứng khoán Mirae Asset (MAS), Chứng khoán VPS (VPS), Chứng khoán Techcombank (TCBS).

Trong ảnh: Giao diện Bản Website Đăng ký Mở Tài khoản Chứng khoán Online tại VPS và Mirae Asset (Link gốc ảnh)

Nếu ban đang nghiên cứu để Mở Tài khoản Chứng khoán thì có thể tham khảo thêm do Nhóm mình có hỗ trợ Mở 1 số bên:
+ Mở Tài khoản Chứng khoán MAS: Link tự Đăng ký Mở Online Mirae AssetHình ảnh Cách tự ĐK Mở Online Mirae AssetHình ảnh Cách Xác thực Online Mirae Asset
+ Mở Tài khoản Chứng khoán VPS: Link tự Đăng ký Mở Online VPSHình ảnh Cách tự ĐK Mở Online VPS
+ Mở Tài khoản Chứng khoán TCBS: Link tự Đăng ký Mở Online TCBS – Hình ảnh tự ĐK Mở Online TCBS

Trên đây, mình đã đưa ra phân tích để các bạn thấy được Top Công ty Chứng khoán có Vốn Điều lệ lớn nhất cũng như Thống kê thêm về Vốn Chủ sở hữu và Lợi nhuận sau thuế của các Công ty. Từ đó, bạn có thể dễ dàng đưa ra so sánh, đánh giá được tổng quát hơn về các Công ty Chứng khoán hiện nay trên Thị trường và lựa chọn được nơi Mở tốt nhất. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay cần tham khảo thêm thì có thể liên hệ với mình theo thông tin liên lạc phía trên hoặc điền vào bảng dưới, mình sẽ Hỗ trợ cho bạn.

—————————————————————

Các bài viết khác có liên quan

> Mạng lưới các Công ty Chứng khoán tại Việt Nam 
>
Mở Tài khoản Chứng khoán Ở đâu Tốt nhất?   /   Mở Tài khoản Chứng khoán Online eKYC là gì?
Hướng dẫn Mở Tài khoản Chứng khoán tại Mirae Asset – MAS

—————————————————————

Các bài viết khác có thể bạn quan tâm

> Các bước Tìm hiểu Chứng khoán
Dịch vụ Ủy thác Đầu tư Chứng khoán – Đầu tư “Hộ”
> Khóa học Chứng khoán Cơ bản tại Hà Nội   /   Khóa học Chứng khoán Online

—————————————————————

(Kieu Oanh / Hiep Bui – Tháng 8/2022)