Giá tham chiếu và Cách tính Giá tham chiếu

Giới thiệu

Bài viết dưới đây mình xin giới thiệu một số Khái niệm có liên quan đến Bảng giá Chứng khoán trong Nhóm Bài viết Các khái niệm và thuật ngữ về Chứng khoán. Ở đây là Giá tham chiếu và Cách tính Giá tham chiếu. Bài viết này Hỗ trợ cho Bài viết Cách xem Bảng giá Chứng khoán và cũng là một phần trong Tổng thể Các bước Tìm hiểu Chứng khoán Cơ bản để bạn biết cách Phân tích Cổ phiếu. Các Vấn đề chính gồm:

+ Khái niệm Giá tham chiếu.
+ Giá tham chiếu tại sàn UPCoM tính thế nào?
+ Cách tính Giá tham chiếu Điều chỉnh trong Ngày giao dịch Không hưởng Quyền.

Bài viết này là 1 phần để bổ trợ và làm rõ hơn bài viết Cách xem Bảng giá Chứng khoán. Cụ thể:

Trong hình: là Bảng giá Chứng khoán sàn HOSE ngày 12/05/2017 được thiết kế bởi Công ty Chứng khoán FPT. Phần vòng tròn nói về Giá Tham chiếu, Giá Khớp lệnh (Hay cuối giờ chính là Giá đóng cửa) là trọng tâm của Bài viết này (Link gốc ảnh)

Trong hình: là Bảng giá Chứng khoán sàn UPCoM ngày 12/05/2017 được thiết kế bởi Công ty Chứng khoán FPT. Phần vòng tròn nói về Giá Tham chiếu, Giá Trung Bình (Hay còn gọi là Giá bình quân Gia quyền) là trọng tâm của Bài viết này (Link gốc ảnh)

Khi bạn nhìn vào Bảng giá Chứng khoán sàn HOSE – FPTS và Bảng giá Chứng khoán sàn UPCoM – FPTS với phần hình tròn như ví dụ hình ảnh ở trên bạn sẽ thấy có 3 khái niệm tương đương 3 cột được nhắc đến trong 2 hình là: “TC” tức là Giá tham chiếu, “Giá Khớp lệnh” vào cuối giờ chính là Giá Đóng cửa và “Trung Bình” tức là Giá Trung Bình (Hay Giá Bình Gia quyền). Như vậy là Bài viết này sẽ tập trung xử lí 3 cột chính trong này là Giá tham chiếu, Giá Đóng cửa (Giá khớp lệnh lúc cuối giờ sàn HOSE và HNX) và Giá Trung bình (Sàn UPCoM).

—————————————————————

Giá tham chiếu Cổ phiếu là gì?

Giá tham chiếu: Giá tham chiếu là 1 từ được dịch từ nước ngoài về trong đó “Tham” là tham khảo và “Chiếu” là chiếu vào. Tức là “Giá tham chiếu” là 1 loại Giá được dùng làm tham khảo để mọi người nhìn vào lấy 1 làm cơ sở để đánh giá hay tham gia mua bán. Lấy một ví dụ đơn giản ngoài đời thực tế là mình mới hỏng 1 cái Điện thoại Di động Galaxy Note của Samsung và bây giờ là mình muốn mua 1 cái mới và đổi sang cái iPhone của Apple thử xem sao. Lại nhớ lại là hôm nọ 1 tuần trước thôi, có đứa bạn cấp 3 khoe trên Facebook là nó mới mua cái iPhone mới mà mình cũng có ý định quan tâm đó. Mình liền bắt máy gọi điện hỏi han mua ở đâu, mua thế nào, dùng được không, … và “Giá cậu mua cửa hàng đó bao nhiêu?” “Mình mua cái này giá 15 triệu đồng , …” và bây giờ nếu chiều nay mình ra mua thì chắc cũng tầm tầm quanh mức giá đó mà bạn mình mới mua thôi. Như vậy hành động hỏi giá và thông tin của mình ở đây bản chất chính là đang tham chiếu Giá trước khi quyết định đến mua chiếc điện thoại này.

Trong Chứng khoán cũng thế. Giá đóng cửa hôm nay chính là Giá tham chiếu ngày mai (Giá đóng cửa chính là Giá giao dịch thành công cuối cùng của ngày). Giá đóng cửa ngày mai lại là Giá tham chiếu ngay kia. Giá đóng cửa ngày kia lại là Giá tham chiếu ngày kìa. Cứ như thế suốt tạo ra 1 sự liền mạch về Giá thị trường. Và quy tắc này hiện đang được áp dụng cho 2 sàn chính HOSE và HNX. Liên quan đến Giá đóng cửa, Bạn có thể xem thêm tại: Cách Khớp lệnh Phiên khớp lệnh Định kỳ.

Riêng sàn phụ UPCoM thì Giá tham chiếu hôm nay được tạo ra trên cơ sở Giá cơ sở ngày hôm qua và Giá cơ sở được định nghĩa là Giá bình quân Gia quyền của toàn bộ ngày giao dịch đó (Mình sẽ trình bày phần sau).

Trong hình: là Phần Thống kê giá của Mã MWG trong thời gian gần đây. Đặc biệt có 2 cột quan trọng để ta so sánh là cột Giá tham chiếu và Cột Giá đóng cửa như 2 phần bôi đỏ trên hình (Link gốc ảnh)

Trong cũng trong bảng giá nói trên của FPTS ta chọn hình sang Tab cuối là Thống kê Giá – FPTS (Bước 1 như trên hình). Sau đó ta chọn từ ngày đến ngày, ở đây mình chọn từ 01/01/2017 đến 12/05/2017 dù không xem hết trên 1 màn hình máy tính (Bước 2 như trên hình). Sau đó ta chọn sàn là “HOSE” và Chứng khoán là “MWG” (Tức Công ty Thế giới Di động) (Bước 3 như trên hình). Và cuối cùng ta bấm “Xem” (Bước 4 như trên hình). Ta dễ dàng thấy được, với mã MWG thì giá đóng cửa hôm 26/4/2017 là 164.1 thì giá tham chiếu hôm 27/4/2017 vẫn chính là 164.1. Còn ngày tiếp theo là giá đóng cửa hôm 27/4/2017 là 166.8 sẽ là giá tham chiếu ngày 28/4/2017. Cứ thế … đến 12/05/2016 như trong hình. Bạn cũng có thể thử các Mã chứng khoán khác với thời gian khác thử xem sao. Ví dụ: VNM (Vinamilk), VJC (VietJet Air), VIC (VinGroup) hay VCB (Vietcombank). Như vậy Giá đóng cửa hôm nay chính là Giá tham chiếu ngày mai hay Giá tham chiếu hôm nay chính là Giá đóng cửa ngày hôm qua (Với 2 sàn chính HOSE và HNX).

—————————————————————

Giá tham chiếu của sàn UPCoM tính thế nào?

Ở phần trên chúng ta đã biết cách tính Giá tham chiếu khi các cổ phiếu được giao dịch ở sàn HOSE và HNX. Tuy nhiên ở sàn UPCoM thì lại tính có đôi chút khác. Như đã đề cập chút ở trên với sàn UPCoM thì Giá bình quân gia quyền hôm nay chính là Giá tham chiếu ngày mai hay Giá tham chiếu của hôm nay chính bình quân gia quyền toàn bộ giao dịch Phiên hôm qua. Cụ thể xem ví dụ sau:

Trong hình: ảnh chụp màn hình tại phần Khớp lệnh theo Lô với Mã VGG đang giao dịch ở UPCoM tại ngày giao dịch 05/05/2017 (Link gốc ảnh)

Như trong hình trên là ví dụ về Mã Chứng khoán VGG – Tổng Công ty May Việt Tiến đang Đăng ký giao dịch tại UPCoM với Phiên giao dịch Thứ 6 – ngày 05/05/2017. Xem chi tiết hơn tại Link sau: Khớp lệnh theo Lô – VGG – 05/05/2017 – CafeF. Bạn có thể dễ dàng thấy các lô khớp lệnh chi tiết từng giá, từng giây phút. Để dễ dàng tính toán và kiểm chứng hơn mình lập riêng 1 bản Google Sheet Ví dụ Cách tính Bình quân Gia quyền – Giá tham chiếu Phiên sau của sàn UPCoM hoặc xem thêm hình ảnh sau:

Trong hình: Ví dụ về Cách tính Bình quân Gia quyền – Giá Tham chiếu Phiên sau của  sàn UPCoM (Link gốc ảnh)

Trong hình ảnh là Phiên Giao dịch Thứ 6 – Ngày 05/05/2017 của VGG với chi tiết lệnh Khớp như trên hình phía bên trái. Phía bên phải là mình tổng hợp lại có 7 giá thực khớp trong Phiên này với Tổng Khối lượng khớp là 12.500 cổ phiếu và Tổng giá trị giao dịch thành công toàn ngày là 763.660.000 đồng. Lấy 2 thông số này chia cho nhau: 763.660.000 đồng / 12.500 cổ phiếu = 61.093 đồng / cổ phiếu. Như vậy đây chính Giá bình quân toàn phiên giao dịch ngày 05/05/2017 của VGG. Theo quy tắc bước giá ở UPCoM là bội số của 100 đồng (Giá phải chia hết cho 100 đồng) thì 61.093 đồng sẽ làm tròn thành 61.100 đồng. Và đây chính là giá tham chiếu Phiên tiếp Thứ 2 – ngày 08/05/2017. Ta có thể so sánh thử giống như đã từng so sánh với MWG như ở trên:

Trong hình: là Phần Thống kê giá của Mã VGG trong thời gian gần đây. Đặc biệt có 2 cột quan trọng để ta so sánh là cột Giá tham chiếu và Cột Giá Trung bình như 2 phần bôi đỏ trên hình (Link gốc ảnh)

Trong cũng trong bảng giá nói trên của FPTS ta chọn hình sang Tab cuối là Thống kê Giá – FPTS (Bước 1 như trên hình). Sau đó ta chọn từ ngày đến ngày, ở đây mình chọn từ 01/01/2017 đến 12/05/2017 dù không xem hết trên 1 màn hình máy tính (Bước 2 như trên hình). Sau đó ta chọn sàn là “UPCoM” và Chứng khoán là “VGG” (Tức Tổng Công ty May Việt Tiến) (Bước 3 như trên hình). Và cuối cùng ta bấm “Xem” (Bước 4 như trên hình). Ta dễ dàng thấy được như lúc nãy đã tính, với mã VGG thì giá trung bình (Hay còn gọi là Bình quân Gia quyền) Phiên Thứ 6 – Ngày 05/5/2017 là 61.09 (Chính xác là 61.093) thì giá tham chiếu Phiên tiếp theo Thứ 2 – Ngày 08/5/2017 vẫn chính là 61.1 (Sau khi đã làm tròn). Còn ngày tiếp theo là giá trung bình Phiên Thứ 2 – Ngày 08/5/2017 là 60.75 (Làm tròn là 60.7) sẽ là giá tham chiếu Phiên 3 – Ngày 09/5/2017. Cứ thế … đến 12/05/2016 như trong hình. Bạn cũng có thể thử các Mã chứng khoán khác với thời gian khác thử xem sao. Ví dụ: ACV (Tổng Công Cảng Hàng Không VN), HVN (Vietnam Airline), VIB (VIB Bank) hay QNS (Đường Quảng Ngãi). Như vậy Với sàn UPCoM thì Giá Trung bình hay Bình quân Gia quyền hôm nay chính là Giá tham chiếu ngày mai hay Giá tham chiếu hôm nay chính là Giá Trung bình hay Bình quân Gia quyền ngày hôm qua.

—————————————————————

Cách tính Giá tham chiếu Điều chỉnh trong Ngày giao dịch Không hưởng Quyền

Trong một số trường hợp Đặc biệt, ta thấy Giá tham chiếu không theo Quy tắc trên, Giá tham chiếu thường bị tụt rất sâu so với Giá Đóng cửa (HOSE / HNX) hoặc Giá Trung bình (UPCoM). Khi đó là trường hợp Đặc biệt và Giá tham chiếu có thể bị Điều chỉnh bởi việc Cổ tức Tiền mặt, Cổ tức Cổ phiếu hay Quyền mua của Công ty Niêm yết đó. Xem thêm: Cách tính Giá điều chỉnh trong Ngày giao dịch Không hưởng quyền.

Ngoài ra, nếu bạn muốn nghe Video Youtube các nội dung bên trên thì nghe thêm dưới đây:

—————————————————————

Các bài viết khác có liên quan

Cách xem Bảng giá Chứng khoán Online
Cách Khớp lệnh Phiên Định kỳ Chứng khoán
Các loại Lệnh Đặt trong Chứng khoán – LO ATO ATC MP MTL MOK MAK PLO
Biên độ dao động và Giá trần sàn
> Cách tính Giá điều chỉnh trong Ngày giao dịch Không hưởng quyền

—————————————————————

Các bài viết khác có thể bạn quan tâm

Các bước Tìm hiểu Chứng khoán
Hướng dẫn Mở Tài khoản Chứng khoán   /   Dịch vụ Ủy thác Đầu tư Chứng khoán – Đầu tư “Hộ”
> Khóa học Chứng khoán Cơ bản tại Hà Nội   /   Khóa học Chứng khoán Online

—————————————————————

(Hiep Bui / Bui Hiep – Tháng 5/2017)