Ngày giao dịch, Ngày Thanh toán, Ngày T và Ngày T+2 trong chứng khoán

Giới thiệu

Bài viết này giới thiệu các Khái niệm quan trọng liên quan đến việc Giao dịch và Thanh toán Chứng khoán của Nhà đầu tư – 1 phần trong Nhóm Bài viết Các khái niệm và thuật ngữ về Chứng khoán. Qua đó giúp bạn tự nghiên cứu được Các bước Tìm hiểu Chứng khoán Cơ bản để biết cách Phân tích Cổ phiếu. Các Vấn đề chính gồm:

+ Ngày T, T+1, T+2, T+3.
+ Ngày Giao dịch.
+ Ngày Thanh toán.

—————————————————————

Các Khái niệm Ngày T, T+1, T+2, T+3 và Ngày Giao dịch, Ngày Thanh toán

Nếu bạn là người mới bắt đầu chắc chắn sẽ có khái niệm là: “Anh cho em hỏi là nếu e mua cổ phiếu HAG thì hôm nay giá 7.9, một lúc nữa giá nó lên 8.2 thì chắc bán luôn được nhỉ???”. Thực sự thì đây là câu hỏi thường trực của tất cả những người mới, xin trả lời luôn ở đây là không được, theo quy định của Luật Chứng khoán hiện nay thì mua xong phải cuối giờ chiều sau đó 2 ngày làm việc thì cổ phiếu HAG trên bạn mua mới về và tới ngày làm việc thứ 3 mới thực sự bán được. Nôm na thì bạn mua thứ 2 thì thứ 5 tới sẽ bán được hàng, mà bạn mua thứ 5 thì phải thứ … 3 tuần sau mới bán được (Thứ 7 và Chủ nhật là ngày nghỉ nên đương nhiên tính không phải là ngày làm việc). Lúc đó:

– Ngày T, T+1, T+2, T+3: trong giao dịch chứng khoán, khi bạn giao dịch mua bán thành công thì có nghĩa là bạn đã chốt giá, và ngày đó tính theo mốc thời gian được gọi là ngày T, tiếp sau đó 01 ngày làm việc được gọi là T+1, tiếp sau đó thêm 01 ngày làm việc nữa được gọi là T+2 và thêm 01 ngày sau đó nữa là ngày T+3. Ví dụ: bạn mua cổ phiếu HAG kể trên ngày thứ 2 đầu tuần thì ngày thứ 2 – ngày 25/01/2016 đó gọi là ngày T, ngày thứ 3 – ngày 26/01/2016 được gọi là ngày T+1, ngày thứ 4 – ngày 27/01/2016 được gọi là ngày T+2 và ngày thứ 5 – ngày 28/01/2016 được gọi là ngày T+3. Một ví dụ khác: nếu bạn đang  cân nhắc và đoán rằng mấy hôm nữa cổ phiếu HAG sẽ còn thấp hơn để mua và dự kiến sẽ mua ngày thứ 5 – 28/01/2016 thì khi đó đây sẽ là ngày T, ngày thứ 6 – ngày 29/01/2016 lúc này lại là ngày T+1, ngày thứ 2 tuần sau đó – ngày 01/02/2016 là ngày T+2 và ngày thứ 3 – ngày 02/02/2016 là ngày T+3.

– Ngày Giao dịch: là ngày mà bạn quyết định mua/ bán cổ phiếu và đã mua/ bán thành công trên thị trường, tức là giá bạn đặt mua đã được chốt là 7.9 như trong ví dụ kể trên với cổ phiếu HAG, còn sau đó tới ngày T+3 tức là ngày thanh toán T+2  và bắt đầu bán được thì dù trong mấy ngày đó giá cổ phiếu HAG dao động thế nào thì bạn cũng không thể làm gì được (Một số hay hỏi là có cách nào bán trước được không trong ngày T (Ngay sau khi mua) hay T+1, T+2). Nếu tới ngày bạn sở hữu bán được lúc đó cổ phiếu HAG giá đang 8.4 tức là bạn đang có lời, còn nếu là 7.5 thì bạn đang tạm lỗ khi chưa muốn bán. Do đó ngày giao dịch chính là ngày chốt giá, và đã một khi đã mua là không thể thay đổi được, tiền của bạn chắc chắn sẽ bị trừ trên mục tiền của tài khoản chứng khoán của bạn.

– Ngày Thanh toán: là ngày mà tại đó cổ phiếu sẽ được chuyển nhượng giữa người mua và bán, theo quy định mới nhất thì từ 01/01/2016, ngày thanh toán là 16h30 chiều ngày T+2 tức là sau giờ giao dịch hàng ngày kết thúc vào lúc 14h45, điều này có nghĩa là ngày T+2 bạn đã sở hữu cổ phiếu HAG như ví dụ ở trên nhưng thực ra tới tận ngày T+3 bạn mới thực sự bán được, lúc này quyền bán hay không (Để nẵm giữ) đã thuộc về bạn – người sỡ hữu cổ phiếu HAG, cần nhấn mạnh rằng quyền sở hữu phải sau giờ khắc nói trên thì bạn mới thực sự là người sở hữu cổ phiếu, và đó là cơ sở để tính toán việc bạn có nằm trong danh sách các cổ đông nắm giữ cổ phiếu HAG hay không khi Công ty này muốn mời danh sách Họp Đại hội cổ đông hay Trả cổ tức Cổ phiếu, … (Bàn ở phần dưới). Ngược lại một chút, nếu bạn mới bán cổ phiếu HAG, tới T+1 Công ty chốt danh sách đi họp cổ đông thì bạn vẫn có tên trong danh sách và có giấy mời gửi về và mời bạn đến dự họp, dù bạn mới bán nhưng tới ngày T+2 là ngày bạn mới thực sự không còn quyền sở hữu nữa. Tóm lại, Ngày Giờ Thanh toán Chứng khoán – 16h30 Ngày T+2 chính là thời điểm chuyển giao Quyền sở hữu Chứng khoán, còn Ngày T chỉ đơn giản là Ngày Giao dịch để chốt Giá Mua Bán Chứng khoán.

Trong hình: Phần số dư Chứng khoán trong Tài khoản Chứng khoán HSC của 1 bạn. Trong đó có các phần liên quan đến Ngày giao dịch, Ngày T+1, Ngày T+2 của riêng từng Mã và từng Lô Chứng khoán (Link gốc ảnh)

Trong hình kể trên là ví dụ về một tài khoản chứng khoán thực có bên ngoài, để ý kỹ ta thấy trên hệ thống của Công ty Chứng khoán cũng có cột theo dõi T+1, T+2 chính là để theo dõi các cổ phiếu mà bạn mua bán đang mới mua được 1 ngày hay 2 ngày hay là đã về và sở hữu có thể bán (Mục “Giao dịch”).

Ngoài ra thì bạn có thể xem thêm bài viết Chu kỳ thanh toán T+2, Ngày giao dịch không hưởng quyền, Ngày đăng ký cuối cùng và Ứng trước tiền bán chứng khoán để được hiểu rõ các vấn đề liên quan tới bài viết này, các khái niệm nói trên sẽ là kết quả dẫn đến các vấn đề liên quan như Ngày đăng ký cuối cùng, ngày giao dịch không hưởng quyền cũng như ứng trước tiền bán chứng khoán được trình bày trong link kể trên.

– Ngoài ra, nếu bạn muốn nghe Video Youtube thì nghe thêm dưới đây:

—————————————————————

Các bài viết khác có liên quan

Các khái niệm và thuật ngữ trong Chứng khoán
Chu kỳ thanh toán T+2, Ngày giao dịch không hưởng quyền, Ngày đăng ký cuối cùng và Ứng trước tiền bán chứng khoán

————————————————————–

Các bài viết khác có thể bạn quan tâm

Các bước Tìm hiểu Chứng khoán
Hướng dẫn Mở Tài khoản Chứng khoán   /   Dịch vụ Ủy thác Đầu tư Chứng khoán – Đầu tư “Hộ”
Khóa học Chứng khoán Cơ bản tại Hà Nội   /   Khóa học Chứng khoán Online

————————————————————–

(Hiep Bui / Bui Hiep – Tháng 01/2016)