Phí Giao dịch Chứng khoán Ở đâu Thấp nhất và Tốt nhất?

Giới thiệu

Theo thống kê tới thời điểm hiện tại ở Việt Nam có hơn 70 Công ty Chứng khoán đang hoạt động, mỗi Công ty lại có những cơ chế hoạt động với mức Phí Dịch vụ khác nhau. Ngoài Chính sách Hỗ trợ khách hàng, Hệ thống Phần mềm, … thì có khá nhiều bạn hỏi mình về mức Phí để có so sánh cân nhắc, đưa ra quyết định nên Mở Tài khoản Chứng khoán tại Công ty Chứng khoán nào. Hiện có 23 Công ty Chứng khoán trên tổng số 70 Công ty có Vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng – Đây là những Công ty đủ lớn thực sự để quan tâm, còn những Công ty nhỏ hơn thì không cần thiết vì tính an toàn thấp.

Do vậy bài viết này mình có tổng hợp lại Dữ liệu Biểu phí Dịch vụ của 23 Công ty Chứng khoán dựa trên Website của các Công ty Chứng khoán đó để bạn có cái nhìn Tổng quát nhất về Phí Dịch vụ của những Công ty này. Bài viết Phí Giao dịch Chứng khoán Ở đâu Thấp nhất và Tốt nhất? cũng Hỗ trợ thêm cho Bài chính: Các loại Phí và Thuế trong Chứng khoán.

Ngoài ra, Bài này cũng thường được tìm đến sau khi đã nắm rõ Các bước Tìm hiểu Chứng khoán Cơ bản và biết cách Phân tích Cổ phiếuCác Vấn đề chính gồm:

+ Phí Giao dịch của 23 Công ty Chứng khoán có Vốn điều lệ > 1000 tỷ đồng.
+ Phí Ứng trước – Vay Margin của 23 Công ty Chứng khoán có Vốn điều lệ > 1000 tỷ đồng.
+ Mở Tài khoản Chứng khoán Online (Mới từ Cuối 2020).

—————————————————————

Phí Giao dịch của 23 Công ty Chứng khoán có Vốn điều lệ > 1000 tỷ đồng

Giới thiệu các Mô hình Phí Giao dịch được áp dụng: Về cơ bản, khi bạn tham gia Đầu tư vào thị trường Chứng khoán sẽ chỉ có Phí Giao dịch, Phí Ứng trước tiền bán Chứng khoán và Lãi Vay Margin (trường hợp có Vay Margin Ký quỹ). Trong đó 2 khoản Phí Giao dịch và Phí Ứng trước là những phí phổ biến và hầu như những ai tham gia cũng có đăng ký và sử dụng Dịch vụ này. Phần này sẽ tập trung vào phân tích và đưa ra gợi ý để bạn biết được Phí Giao dịch Chứng khoán Ở đâu Thấp nhất và Tốt nhất. Liên quan đến Phí Giao dịch thì đa phần các Công ty Chứng khoán đều có định hướng chia Phí Giao dịch thành 2 Mô hình: Phí Giao dịch Tự Giao dịch và Phí Giao dịch có Nhân viên Môi giới Hỗ trợ. Trong đó:

+ Mô hình 1 –  Phí Giao dịch Tự giao dịch: là việc Khách hàng – Nhà đầu tư tự tìm hiểu và tự Giao dịch mà không có sự Tư vấn của các Môi giới chuyên nghiệp để đổi lại được hưởng Phí thấp hơn. Thông thường mức phí ở dạng này thường vào khoảng 0,15 – 0,2%. Nhìn chung mô hình này phù hợp với ai đã có Kinh nghiệm Đầu tư lâu năm nên không cần Hỗ trợ hoặc những người coi Phí là thứ duy nhất quan trọng. Nếu có vướng mắc gì liên quan đến Tài khoản thì chỉ có thể liên hệ Tổng đài.

Trong hình: Công ty Chứng khoán Mirae Asset – MAS sử dụng Mô hình có Nhân viên Môi giới hỗ trợ với Mức phí giao dịch rất cạnh tranh 0.15% với mọi đối tượng Khách hàng (Link gốc ảnh)

+ Mô hình 2 –  Phí Giao dịch có Nhân viên Môi giới Hỗ trợ: là việc Khách hàng – Nhà đầu tư tham gia Chứng khoán nhưng luôn cần có Chuyên viên Môi giới chuyên nghiệp Hỗ trợ lâu dài trong quá trình Đầu tư nên mức Phí phải trả thường cao hơn. Thông thường mức phí dạng này sẽ cao hơn từ 0,15% – 0,4% (Tùy Giá trị Giao dịch và Công ty Chứng khoán). Nhìn chung mô hình này phù hợp với những người mới tham gia cần nhiều Hỗ trợ hoặc các Khách VIP (Sẽ được Phí thấp khi Tài sản Đầu tư hoặc Giá trị Giao dịch hàng tháng lớn).

Bên cạnh đó, cũng có 1 số Công ty Chứng khoán chỉ áp dụng Mô hình có Nhân viên Môi giới hoặc chỉ áp dụng Mô hình Tự giao dịch như SSI, MAS, TCBS. Lý do chỉ cần 1 Mô hình ở các Công ty Chứng khoán này là Phí đưa ra khá thấp cạnh tranh so với mặt bằng chung nên không cần thiết phải Chia mô hình làm 2 như bình thường.

Dưới đây mình có tổng hợp lại Bảng Phí giao dịch của 23 Công ty Chứng khoán có Vốn điều lệ >1000 tỷ đồng để bạn theo dõi theo Thứ tự Vốn Điều lệ từ cao xuống thấp (Phí Ứng trước – Vay Margin sẽ được trình bày ở phần phía dưới). Xem thêm Hình ảnh Danh sách 23 Công ty Chứng khoán có Vốn điều lệ trên 1000 tỷ đồng.

Trong hình: Bảng tổng hợp Phí Giao dịch của 23 Công ty Chứng khoán có Vốn Điều lệ > 1000 tỷ đồng (Link gốc ảnh)

Nhận xét:

Dễ thấy Mức phí của những Giao dịch nhỏ đang (thường < 100 triệu đồng) có mức chênh lệch rất lớn lớn giữa các Công ty Chứng khoán nếu như có Chuyên viên Môi giới Hỗ trợ. Có Công ty lên đến 0,35% – Rất cao nhưng cũng có Công ty chỉ có 0,15%. Vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ vấn đề này khi lựa chọn Công ty Chứng khoán có Phí Giao dịch Chứng khoán Ở đâu Thấp nhất và Tốt nhất.

+ Tuy nhiên tại 1 số Công ty Chứng khoán, Khách hàng vẫn được sự Hỗ trợ Tư vấn của Chuyên viên Môi giới mà hưởng mức Phí khá cạnh tranh (Phù hợp người mới tham gia với Vốn Đầu tư ban đầu khá nhỏ). Đây thường là những Công ty Chứng khoán chỉ áp dụng duy nhất Mô hình có Môi giới mà không có Mô hình Tự giao dịch, việc áp dụng duy nhất này được coi là tiên phong coi trọng trải nghiệm Dịch vụ Chất lượng cao đến với Khách hàng nhưng vẫn duy trì mức Phí cạnh tranh đủ tốt đến với Khách hàng như SSI, MAS, FPTS.

+ Mô hình có Môi giới Hỗ trợ: đáng chú ý nhất là Chứng khoán Mirae Asset – MAS với mức Phí vẫn là 0,15% dù vẫn đang là Công ty Chứng khoán có Vốn Điều lệ lớn nhất (5.455 tỷ đồng), Nhà cho vay lớn nhất Thị trường Chứng khoán (6.566 tỷ đồng), Top 5 Thị phần Môi giới Cổ phiếu. Đây được coi là mức Phí thấp nhất, cạnh tranh nhất với Mô hình này của 1 Công ty hàng đầu. Xem thêm: Hướng dẫn Mở Tài khoản Chứng khoán tại Mirae Asset – MAS.

+ Mô hình Tự Giao dịch: đáng chú ý nhất là Chứng khoán Kỹ thương Techcom – TCBS với Phí rất thấp là 0,1% với ưu thế là con của Ngân hàng tư nhân hàng đầu Techcombank và Nhà Môi giới / Phát hành Trái phiếu Số 1 Thị trường. Đây được coi là mức Phí thấp nhất ở phân khúc này. Xem thêm: Hướng dẫn Mở Tài khoản Chứng khoán tại Techcom – TCBS.

Trong hình: MAS và TCBS là 2 đại diện tiêu biểu cho 2 dạng Mô hình Phí giao dịch có Nhân viên Môi giới hỗ trợ và Phí giao dịch Tự giao dịch so với những Công ty Chứng khoán còn lại trong nhóm (Link gốc ảnh)

Liên quan đến vấn đề chọn Công ty Chứng khoán để Mở, bạn cũng có thể xem thêm : Mở Tài khoản Chứng khoán Ở đâu Tốt nhất? và Mạng lưới các Công ty Chứng khoán tại Việt Nam để hiểu và có cân nhắc phù hợp về nơi Mở Tài khoản Chứng khoán Tốt nhất cho riêng mình.

Lời khuyên: Nhìn chung nếu bạn là người mới tham gia thì nên chọn Mở tại những Công ty có Môi giới hỗ trợ vì có rất nhiều vướng mắc cần sự hướng dẫn, hỗ trợ Tư vấn từ Nhân viên Môi giới. Sau này tham gia được 1 đến 2 năm, đã có hiểu biết và kinh nghiệm nhất định về Đầu tư Chứng khoán rồi thì có thể không cần Môi giới hỗ trợ nữa. Tốt nhất là nên chọn những Công ty Chứng khoán lớn không phân biệt 2 chế độ Tự chơi và có Môi giới Hỗ trợ mà vẫn được hưởng mức Phí giao dịch cạnh tranh cùng Dịch vụ, Hệ thống Phần mềm, Chính sách ưu đãi tốt nhất. Lúc này sẽ có những gợi ý sau khi tìm hiểu về Phí Giao dịch Chứng khoán Ở đâu Thấp nhất và Tốt nhất:

+ Nếu bạn mới tham gia và đầu tư với Số vốn nhỏ: nên chọn những Công ty Chứng khoán lớn có Nhân viên Môi giới hỗ trợ nhưng vẫn được hưởng Mức Phí cạnh tranh. Lựa chọn hàng đầu là MAS – Mirae Asset.
+ Nếu bạn dự định đầu tư với Số vốn lớn (>5 tỷ đồng): lúc này Ở đâu thì bạn cũng sẽ là VIP thì nên chọn những Công ty Chứng khoán đang có Thị phần lớn nhất và nên có Thỏa thuận trực tiếp với họ để biết được những ưu đãi thực sự mình được hưởng, các Công ty Chứng khoán lớn nhất lúc này là SSI, HSC, VnDirect, VCSC – Bản Việt và MAS – Mirae Asset. Thậm chí nếu bạn là các Siêu VIP có Tài sản Đầu tư 50 – 100 tỷ đồng trở lên thì mức đàm phán có thể còn khác nữa.
+ Nếu bạn đã có kinh nghiệm đầu tư và ưu tiên Phí: nên chọn những Công ty Chứng khoán có Phí giao dịch thấp, Tự giao dịch mà không cần Môi giới hỗ trợ. Đại diện tiêu biểu là TCBS.

Nếu bạn vẫn có thắc mắc và cần tư vấn rõ hơn hoặc cần sự Hỗ trợ Tư vấn Đầu tư cả sau Mở thì có thể Đăng ký nhận Tư vấn Mở Tài khoản Chứng khoán tại link này: Form Đăng ký Nhận Tư vấn Mở tài khoản Chứng khoán hoặc ngay tại Bảng dưới đây:

—————————————————————

Phí Ứng trước – Vay Margin của 23 Công ty Chứng khoán có Vốn điều lệ > 1000 tỷ đồng

Để giao dịch Mua bán thành công, Nhà đầu tư nào cũng phải chịu 1 khoản Phí Giao dịch nhất định như đã trình bày ở phần trên. Tuy nhiên với Phí Ứng trước và Vay Margin thì đây là những Dịch vụ không bắt buộc, đặc biệt là đối với Vay Margin thì rất ít Nhà đầu tư sử dụng. Thực tế nếu có sử dụng thì thường chỉ có Phí ứng trước và Mức Phí này cũng là khá nhỏ so Tổng Phí thuế mà 1 Khách hàng phải trả và chỉ mang tính thời điểm, do đó cũng ảnh hưởng không nhiều tới Kết quả đầu tư của bạn. Nếu bạn chưa hiểu rõ Phí Ứng trước này thì có thể tham khảo thêm ở đây: Ứng trước Tiền bán Chứng khoán và Cách tính Phí

Còn đối với Lãi vay Margin nếu có Tìm hiểu thì chỉ để tham khảo thêm để hiểu chứ không nên sử dụng, vì mức Lãi vay này rất cao, dao động từ 12% – 15% / năm (Thường trùng với Lãi vay bên Dịch vụ Ứng trước ở trên) và do đó chỉ phù hợp cho việc Giao dịch Mua bán liên tục chộp giật nhất thời và không hề có tính Đầu tư Cơ bản Dài hạn. Mà Tốt nhất đã Đầu tư thì không nên vay, sự vững vàng về Tài chính là điểm cơ bản để thành công.

Dưới đây Bảng tổng hợp Phí Ứng trước – Vay Margin của 23 Công ty Chứng khoán có Vốn điều lệ >1000 tỷ đồng: 

Trong hình: Bảng tổng hợp Phí Ứng trước – Lãi Vay Margin của 23 Công ty Chứng khoán có Vốn Điều lệ > 1000 tỷ đồng (Link gốc ảnh)

Ta thấy Phí Ứng trước – Vay Margin của 23 Công ty Chứng khoán dao động từ 11,5% / năm (0,032% / ngày) đến 14,5% / năm (0,0403% / ngày). Mỗi Công ty Chứng khoán sẽ có quy định khác nhau về Mức phí này và sẽ thay đổi theo từng thời kỳ. Tuy nhiên khác với Phí Giao dịch ở trên thì mức độ chênh lệch Phí Ứng trước hay Lãi vay Margin bên này không lớn quá và chỉ thực sự đáng kể nếu bạn muốn Vay Margin dài hạn thì nên cân nhắc chọn lựa. Dễ thấy hiện tại 1 số Công ty Chứng khoán cung cấp dịch vụ này với Phí rất ưu đãi, chỉ khoảng 10,4% – 12% / năm, thấp hơn mặt bằng chung khá nhiều, tiêu biểu là KIS, TCBS, MAS. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại Bảng trên để nắm bắt được Mức phí Ứng trước và Vay Margin của những Công ty Chứng khoán bạn quan tâm. Mức Phí hay Lãi vay ở trên hoàn toàn có thể thay đổi nếu Mức độ Vay của bạn đủ lớn và có thể đàm phán được. Các Nhà cho vay hàng đầu hiện nay lần lượt là: MAS, SSI, HSC, VNDS và VCSC.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất giúp bạn hiểu và biết được Phí Giao dịch Chứng khoán Ở đâu Thấp nhất và Tốt nhất cùng những lời khuyên cho bạn. Nếu bạn còn câu hỏi nào xoay quanh chủ đề này hoặc có thắc mắc nào liên quan tới Chứng khoán, bạn có thể để lại Thông tin bên dưới, mình sẽ Hỗ trợ sớm nhất có thể.

—————————————————————

Mở Tài khoản Chứng khoán Online (Mới từ Cuối 2020)

Theo Quy định mới nhất gần đây của Nhà nước (tại Khoản 5, Điều 5, Nghị định 87/2019/NĐ-CP – Ngày 14/11/2019) thì từ cuối năm 2020, các Công ty Chứng khoán đã triển khai Mở Online. Trong đó Online 100% hoàn toàn và thủ tục gọn nhất là Công ty Chứng khoán VPS (Có liên quan VPBank). Cụ thể:

– Cách 1 – Link Tự Đăng ký: https://openaccount.vps.com.vn/ (ID hỗ trợ Nhóm mình) và các bước tự Đăng ký tại Hình ảnh Cách tự Đăng ký Mở Online VPS. Sau khi Đăng ký xong, bên Nhóm mình sẽ liên hệ Hỗ trợ thêm trong quá trình Đầu tư.

– Cách 2 – Link nhờ Nhóm mình Đăng ký giùm: Form Mở Online VPS. Ngay khi bạn Đăng ký, Nhóm mình sẽ liên hệ lại cho bạn để có Tư vấn Mở Online phù hợp nhất (Xem CMT / CCCD ra sao, có lỗi gì không, hiện đang dùng Ngân hàng nào, …).

—————————————————————

Các bài viết khác có liên quan

Các loại Phí và Thuế trong Chứng khoán   /   Mở Tài khoản Chứng khoán Ở đâu Tốt nhất?
Ứng trước Tiền bán Chứng khoán và Cách tính Phí   /   Mạng lưới các Công ty Chứng khoán tại Việt Nam
Hướng dẫn Mở Tài khoản Chứng khoán tại Mirae Asset – MAS   /   Mở TK tại Techcom – TCBS

————————————————————–

Các bài viết khác có thể bạn quan tâm

Các bước Tìm hiểu Chứng khoán
Hướng dẫn Mở Tài khoản Chứng khoán   /   Dịch vụ Ủy thác Đầu tư Chứng khoán – Đầu tư “Hộ”
Khóa học Chứng khoán Cơ bản tại Hà Nội   /   Khóa học Chứng khoán Online

————————————————————–

(Thu Hien / Bui Hiep – Tháng 12/2019)