So sánh các kênh đầu tư hiện nay

Các bài viết khác có thể bạn quan tâm

> Các bước Tìm hiểu Chứng khoán
> Chơi Chứng khoán cần ít nhất bao nhiêu tiền?
> Cách xem Bảng giá Chứng khoán Online
Các khái niệm và thuật ngữ trong Chứng khoán
> Hướng dẫn Mở Tài khoản Giao dịch Chứng khoán
> Dịch vụ Tư vấn Đầu tư Chứng khoán
> Dịch vụ “Đầu tư hộ” Chứng khoán
> Khóa học Chứng khoán Cơ bản / Online

—————————————————————

Ngày nay, theo xu hướng chung của xã hội, nhất là ở Việt Nam, bên cạnh thu nhập chính phát sinh từ quá trình làm công ăn lương, kinh doanh bên ngoài thì còn xuất hiện 1 loại nguồn thu nhập nữa đến từ các kênh đầu tư như tiền gửi ngân hàng, ngoại tệ (USD, EUR, …), kinh doanh mua bán vàng (vật chất), giao dịch ngoại hối (Forex), đầu tư kinh doanh bất động sản (mua bán nhà, cho thuê), mở các cửa hàng kinh doanh thêm và đầu tư kinh doanh chứng khoán. Ví dụ: 01 giáo viên đi làm 10 năm có lương được trả là 7 triệu đồng, dạy thêm cho học sinh là 5 triệu đồng và đang có 200 triệu đồng tiền gửi ở ngân hàng sau nhiều năm tích lũy đi làm với lợi suất 0,75%/tháng (9%/năm) tức là 1,5 triệu đồng/tháng. Như vậy, trong tổng số 13,5 triệu tổng thu nhập thì 12 triệu là thu nhập chính đi làm và 1,5 triệu là từ kênh đầu tư (ở đây là tiền gửi ngân hàng)

Sở dĩ có việc đó là do trong dân cư luôn có tâm lý tích lũy tài sản để đề phòng lúc gặp rủi ro (ốm đau, bệnh tật, …) hay muốn phát triển sự nghiệp nên vẫn cần phải tích lũy thêm, và càng không thể nằm dưới dạng 100% tiền và cất ở két sắt trong nhà được vì đó là tiền “chết”, tiền không đẻ ra tiền và đang bị bào mòn bởi lạm phát và sự mất giá của đồng tiền. Cũng với ví dụ trên có thể sự tích lũy vốn là cần thiết và quan trọng thế nào, nhất là với những người trẻ tuổi, muốn phát triển sự nghiệp, phát triển “túi tiền” của mình ngày một lớn hơn với tỉ suất cao hơn bình quân và có lợi nhất với mình.

Sau nhiều năm công tác trong ngành chứng khoán, lại nghiên cứu nhiều về kinh tế vĩ mô, chính sách của nhà nước và trải nghiệm thực tế trong vài năm qua. Mình xin tổng kết mang tính điểm lại 1 chút so sánh các tính chính yếu của các kênh đầu tư, dù đã cố gắng phản ánh khách quan, nhưng do công tác lâu trong ngành chứng khoán nên cũng có thể quan điểm của mình không tránh được có cái “thiên vị” về chứng khoán, đó là tùy cảm nhận mỗi người. Gồm:

– Kênh đầu tư – Tiền gửi ngân hàng: có thể thấy đây là kênh chắc chắn nhất, gần như không có rủi ro nào nếu bạn gửi tiền ở ngân hàng, nhất là các ngân hàng trong nhóm dẫn đầu (14 ngân hàng lớn G14 của Việt Nam), vì ở đây đã có sự đảm bảo từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (không để cho ngân hàng nào phá sản), do rủi ro trong cuộc sống là luôn xảy ra, nên dù bạn muốn đầu tư kinh doanh gì đi chăng nữa, nhất là trong bối cảnh khó khăn hiện nay, tiền mặt là vua, nên tiền gửi của bạn nên chiếm ít nhất 50% tổng vốn đầu tư các kênh, không nên bị “quấn” hay “tham” quá vào đầu tư kinh doanh gì đó lúc này. Dù cho lợi suất hiện rất thấp 9%/năm (hay thỏa thuận 11%/năm) nhưng lại tạo sự an tâm, đảm bảo cho cuộc sống vợ (chồng) con bạn. Và có thể nên kết hợp với kênh đầu tư khác để nâng lợi suất lên nếu bạn có thời gian rảnh rỗi nhiều ngoài công việc chính. Ví dụ: bạn có 150 triệu đồng thì bạn gửi ngân hàng hàng 120 triệu đồng và 30 triệu đồng bạn chơi chứng khoán chả hạn (Thời gian đầu chưa hiểu biết thì nên 5 hay 10 triệu đồng là tối đa).

Tiền gửi ngân hàng luôn là kênh đầu tư an toàn và hợp lý nhất trong thời kỳ kinh tế khó khăn

– Kênh đầu tư – Ngoại tệ (USD, EUR, …): trong số các ngoại tệ hiện nay, đồng đô la Mỹ (USD) có thể xem là hàng đầu, và chiếm tỉ lệ nắm giữ nếu đầu tư vào ngoại tệ cao nhất, bên cạnh đó EUR cũng được nhiều người biết đến ở vị trí thứ 2, là 1 nước đang phát triển, hàng năm Việt Nam luôn có tình trạng cán cân thương mại bị thâm hụt, nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu, tức là ngoại tệ thu về do xuất khẩu không bù được ngoại tệ đem đi để nhập khẩu hàng hóa dịch vụ về, hay là thiếu USD, thiếu EUR, bù đắp lại tình trạng trên là các dòng vốn từ kiều hối, ODA, FDI, FII. Điều đó khiến cho dự trữ ngoại hối của Việt Nam luôn thấp, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, nhất dịp cuối năm nhập khẩu mạnh hàng hóa, cùng tâm lý đầu cơ tích trữ ngoại tệ trong vài năm qua càng làm tỉ giá biến động mạnh.

Tỉ giá ngoại tệ chính USD/VND hầu như không thay đổi trong năm 2012

Tuy nhiên, từ khi Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình lên làm Thống đốc năm ngoái 2011, với định hướng ổn định lại thị trường ngoại hối cùng nhiều biện pháp, từ tháng 8/2011 tới hết năm 2011, tỉ giá biến động không quá 1% và tiếp tục cam kết năm 2012 biến động không quá 2 – 3% và thực tế hiện này vẫn diễn ra đúng như thế (Xem thêm tại đây). Cộng với lãi suất 2%/năm tiền gửi ngoại tệ (với EUR chỉ 0,5%), thì tối đa chỉ là 5%/năm cho năm 2012 so với 9%/năm của VND thật sự là khác biệt, hầu hết người dân đã bán ngoại tệ để gửi nội tệ VND. Lời khuyên, bạn có ngoại tệ như USD nếu không có nhu cầu gì cần dùng như đi du lịch, cấp tiền cho con đi học, … thì nên bán và chuyển về gửi VND còn tốt hơn, không nên đầu tư ngoại tệ ăn chêch lệch tỉ giá vào lúc này.

– Kênh đầu tư – Vàng vật chất: trong vài năm qua, nhất là từ khi khủng hoảng tài chính năm 2008, vàng quốc tế đã có sự tăng giá phi mã từ dưới 700 USD/ounce (tháng 8/2007) lên 1900 USD/ounce (tháng 8/2011) (xem thêm tại đây), cùng với đó giá vàng trong nước neo theo tỷ giá USD cũng có sự tăng giá kép (cả chính từ giá vàng và sự biến động của tỷ giá USD/VND). Tuy nhiên đi kèm sự tăng giá trong nhiều năm, giá vàng quốc tế đang có bị chững lãi sau nhiều năm tăng mạnh đứng hiện đứng ở mức >1600 USD/ounce (Xem giá vàng quốc tế hiện nay tại đây). Trong nước, do tỷ giá đã được ổn định trở lại như phần phân tích ở trên, cùng với đó là mong muốn quản lý vàng chặt chẽ hơn thì Ngân hàng Nhà nước đã đưa hàng loạt biện pháp như đưa quyền quản lý giấy phép kinh doanh từ Sở kế hoạch đầu tư về Ngân hàng Nhà nước quản lý, chỉ cấp phép cho các Ngân hàng, các Công ty kinh doanh vàng miếng lớn, cấm huy động vốn bằng vàng của ngân hàng, xóa bỏ bắt chuyển đổi toàn bộ các thương hiệu vàng miếng lớn khác như Vàng rồng Thăng Long Bảo Tín Minh Châu, AAA của Vàng Nông nghiệp, … về thương vàng miếng quốc gia SJC của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn SJC (Xem giá vàng SJC tại đây).

Năm 2012 – Giá vàng trong nước đã bị chặn lại sau nhiều năm tăng giá

Tất cả nhằm mục đích quản lý, không để biến động bất thường, không đề trong nguồn vốn trong dân cư  chạy vào “Đầu cơ” vàng vật chất, không huy động vốn cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Lời khuyên, nêu mua tích lũy lâu dài nhiều năm thì có thể mua lấy 1 phần tài sản vào dạng đầu tư này, và coi như “quên lãng”, không nên chăm chăm vào lợi suất đầu tư hàng tháng hàng năm (Nếu nhìn vào đó thì nên sang loại khác như tiền gửi ngân hàng còn tốt hơn), nhược điểm của loại đầu tư này là % biến động không cao hàng ngày, không đủ bù “phế” mua bán nên phải cầm lâu dài mới có lợi ích cao.

– Kênh đầu tư – Giao dịch Ngoại hối (Forex): là kênh giao dịch ngoại tệ hàng hóa, kiếm lợi trên sự chêch lệch giá giữa các đồng tiền, hàng hóa chính (bao gồm cả vàng phi vật chất) ở các thời điểm khác nhau, hình thức giao dịch là quan mạng Internet và dù đây là kênh đầu tư  mới mẻ nhất hiện nay ở Việt Nam, nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ của 1 đội sale cùng chính sách hoa hồng đi kèm đủ hấp dẫn với đặc điểm các Công ty gốc thì ở nước ngoài, các công ty trong nước mang tính chất đại lý (Chắc ai không biết nhiều chắc bạn từng nghe thấy các cụm từ như Forex, FxPro, MT4, …), lướt qua các mạng xã hội như Facebook, Google+, hay các diễn đàn kinh tế lớn, hỏi đáp vatiga.com, yahoo, … đều thấy có sự có mặt của các broker này. Và dù ra sức giảng giải về tính ưu việt như giao dịch cả ngày lẫn đêm (24/24), ít tiền như 10 triệu đồng vẫn chơi được (do tỷ lệ ký quỹ cao 1:100), ngồi đâu cũng trade được (qua mạng mà) nhưng các nhược điểm lớn nhất không thể chấp nhận của kênh đầu tư này chính là tính pháp lý của loại hình này không được Nhà nước Việt Nam thừa nhận, mới đây toàn bộ cộng đồng mạng đã chấn động vì tin “Nhà đầu tư chết trên sàn vàng chui” khi có 1 vị khách thắng lớn nhưng đã bị xóa lịch sử, cướp trắng vào chục ngàn đô la Mỹ khổ công mới kiếm được (Xem tại đây – Báo VnExpress). Lời khuyên: không nên đầu tư vào loại hình này, chỉ nên đầu tư nghiên cứu khi nào được pháp luật Việt Nam bảo hộ và giải quyết khiếu kiện khi có tranh chấp xảy ra (Xem thêm tại đây – Báo VnExpress)

Rủi ro pháp lý luôn là rủi ro lớn nhất với giao dịch ngoại hối forex trong những năm qua

– Kênh đầu tư – bất động sản: đây là kênh đầu tư kiếm lợi dựa trên chêch lệch của giá mua bán nhà cửa bất động sản cũng như nguồn thu nhập từ cho thuê các phòng, căn hộ này. Như mọi người đều biết thì suốt hơn 1 năm qua, giá cả bất động sản giảm rất mạnh, rất đến thua lỗ phá sản của nhiều người tham gia kênh này, lý giải điều này là tình trạng bơm vốn quá nhiều của ngân hàng vào nghành bất động sản dẫn đến sự tăng dài liên tục của bất động sản, có thời cứ mua đất xong là sau này thắng lớn, càng khiến tình trạng nói trên thêm trầm trọng, kết quả “điều chỉnh” như hiện nay là không thể tránh khỏi, tuy nhiên cái gì cũng không “điểu chỉnh” được mãi, hơn nữa trên thị trường có các phân khúc cũng vẫn còn tốt (Phân khúc giá trung bình trên dưới 1 tỷ đồng), nên quan trọng là nếu có tiền nhàn rỗi lâu dài và xác định điểm rơi của thị trường thì có thể mua vào, chờ cơ hội thị trường hồi lại và bán thu lời, hoặc ít ra trước mắt cũng có thể cho thuê nhà bù lại một phần thiệt thòi trong thời gian chờ già lên nhưng không gửi được tiền gửi vào ngân hàng đẻ hưởng lãi với số vốn đầu tư đó. Nhược điểm lớn nhất của kênh đầu tư này là vốn lớn, thanh khoản không cao (khi cần không bán được ngay) và minh bạch hơi kém. Lời khuyên: nếu bạn có tiền nhàn rỗi ví dụ 3 – 5 tỷ, thì có thể đầu tư 40-50% vào 1 căn nhà khi đã xác định được điểm rơi của thị trường, phần còn lại có thể gửi ngân hàng hay trích vài trăm triệu ra chơi chứng khoán để nắm bắt được thông tin kinh tế vĩ mô tốt hơn.

Bất động sản năm 2012 đang ở thời kỳ khó khăn nhất, qua rồi thời kỳ mua là thắng

– Kênh đầu tư – Mở cửa hàng kinh doanh: đây là kênh đầu tư truyền thống, dựa vào điều kiện thời gian, quan hệ, hiểu biết mà có thể mở ra các cửa hàng kinh doanh nhất định, có một nhược điểm đối với kênh này là thời gian đầu tư và quản lý thường nhiều do đó dễ ảnh hưởng tới công việc chính, thêm nữa trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn, chỉ có thể mở các cửa hàng kinh doanh các mặt hàng cơ bản tiêu dùng, theo kiểu dù có khó khăn thì người ta vẫn phải tiêu dùng, hoặc các hàng hóa có tính đặc quyền nhất định. Lời khuyên: không nên đầu tư vào kênh này do khả năng thu hồi vốn không cao, nhất là các cửa hàng có vốn đầu tư ban đầu xấp xỉ 1 tỷ đồng, nhất là các cửa hàng mới toanh mà không phải là mở rộng kinh doanh thêm cửa hàng nữa

Nhiều cửa hàng kinh doanh trong năm 2012 phải đóng cửa do nhu cầu tiêu dùng giảm sút

– Kênh đầu tư – kinh doanh chứng khoán: đây là kênh có tính minh bạch tốt nhất hiện nay lúc này ở Việt Nam, tính thanh khoản cũng khá đủ để người chơi có thể đầu tư kinh doanh mua bán kiếm chêch lệch ngắn hạn cũng như chọn các mã cơ bản tốt đứng vững trong thời khó khăn để đầu tư dài hạn. Một ưu điểm nữa cần phải kể ra là với số vốn rất nhỏ như 5 triệu đồng bạn cũng có thể đầu tư được, vấn đề chính là lợi suất % là bao nhiêu, bạn cũng có thể xem thêm tại đây, điều này rất phù hợp với các bạn làm văn phòng có thời gian rảnh, lại yêu thích chơi chứng khoán, muốn đầu tư kiếm thêm với số vốn vài chục triệu đồng thay vì phải hưởng số lãi ít ỏi 9%/năm hiện nay của Ngân hàng. Nhược điểm duy nhất hiện nay là tình hình kinh tế chung chưa ổn định nên chứng khoán chưa thể lên ngay được, chỉ có các sóng ngắn hạn dao động hẹp (trên dưới 5% tùy mã). Tuy nhiên đây vẫn đáng là một kênh đầu tư tốt nhât hiện nay với số vốn nhỏ, quan trọng là bạn phải có thời gian và công sức bỏ ra tìm hiểu thì sẽ thu được thành công như mong đợi, lợi suất của có thể đạt được 5%/tháng là có thể. Lời khuyên: bạn có thể bỏ từ 20 – 50% tổng sô vốn của mình để tham gia đầu tư kinh doanh chứng khoán, một mặt vừa giúp nâng cao thu nhập, mặt khác vừa giúp bạn nắm bắt tốt tình hình kinh tế trong và ngoài nước, cũng như giúp ích rèn luyện tính kỷ luật trong đầu tư nói chung. Nếu bạn muốn tham gia, đã tìm hiểu sơ qua có thể mở tài khoản chứng khoán tại đây.

Chứng khoán vẫn trong thời kỳ khó khăn, nhưng cơ hội vẫn luôn có, kể cả trong thời kỳ kinh tế kém nhờ sự thanh khoản, minh bạch và tính đại chúng

Tuy chứng khoán vẫn còn trong thời kỳ khó khăn, nhưng vẫn luôn là kênh đầu tư hấp dẫn nếu “biết cách”. Minh chứng điển hình cho việc này, là giữa lúc nền kinh tế còn rất khó khăn, giá chứng khoán bị xuống nhiều, tuy nhiên sau khi có thông tin vĩ mô phát ra tích cực, trong vòng 6 tuần từ 03/12/2012 đến 11/01/2013 thì 2 chỉ số chính của thị trường chứng khoán là Vn-Index và HNX-Index đã tăng mạnh tương ứng là 22,46% (từ 377,82 điểm lên 462,69 điểm) và 18,61% (từ 51,05 điểm lên 60,55 điểm). Chi tiết có thể xem thêm tại đây (Vn-Index) và tại đây (HNX-Index). Cá biệt có nhiều mã chứng khoán có tính đầu cơ lớn đã tăng 40 – 50% thậm chí là 70% như các mã ITA (86,49% từ 3.700 lên 6.900), KBC (70% từ 5.000 lên 8.500), SCR (85,71% từ 4.200 lên 7.800), PVX (70,73% từ 4.100 lên 7.000), … Như vậy, ngay cả những ai rất cẩn thận, vào muộn hơn rồi ra sớm hơn, việc kiếm 15 – 20% trong vài tuần như vậy là rất bình thường. Vấn đề là cần phải theo dõi để ý thường xuyên cũng như đã tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm.

– Kết luận: với các bạn có số vốn đầu tư lớn từ  3 – 5 tỷ đồng trở lên thì có thể phân bổ kết hợp 40% tiền mặt gửi ngân hàng, 40 – 50% đầu tư vào bất động sản tùy từng căn, vị trí và thời điểm điểm rơi hợp lý. với các bạn có số vốn nhỏ hơn <1 tỷ đồng thì nên giữ 50% là tiền mặt, còn lại một phần có thể tham gia đầu tư  kinh doanh chứng khoán 20 – 50% tùy vốn (Vì khi nên kinh tế tốt lên, có nghĩa là các doanh nghiệp tốt lên, khi doanh nghiệp tốt lên thì giá chứng khoán khi đó sẽ tăng theo tình hình chung và riêng của chính doanh nghiệp mình đầu tư, giống như năm 2009). Cuối cùng, chúc các bạn thành công với sự lựa chọn quan điểm đánh giá của riêng mình, và đầu tư luôn làm một phần tất yếu của cuộc sống (kể cả gửi ngân hàng cũng là đầu tư rồi mà).

(Pierpont Bui) (chỉnh sửa bổ sung thêm, tháng 1/2013)