Lệnh ATO ATC – Quy định mới Hệ thống KRX

Giới thiệu

Theo thông báo chính thức, Hệ thống công nghệ thông tin KRX mới sẽ được đưa vào vận hành kể từ ngày 05/05/2025. Theo đó, một số quy định mới về Niêm yết và Giao dịch cũng được đưa ra. Bài viết sẽ trình bày một số điểm khác của Lệnh ATO / ATC trong phiên khớp lệnh định kỳ so với quy định của hệ thống cũ.

Bài viết là một phần nhỏ của Nhóm bài Cách xem Bảng giá Chứng khoán và cũng là một phần trong Tổng thể Các bước Tìm hiểu Chứng khoán Cơ bản để bạn biết cách Phân tích Cổ phiếu. Các Vấn đề chính gồm:

+ Quy định mới Lệnh ATO /  ATC – Hệ thống KRX
+ Ví dụ về Lệnh ATO /  ATC trong hệ thống KRX

—————————————————————

Quy định mới Lệnh ATO / ATC – Hệ thống KRX

Khi áp dụng hệ thống KRX, Lệnh ATO / ATC có những điểm khác biệt sau:

Thứ tự ưu tiên lệnh: Lệnh ATO / ATC sẽ không được ưu tiên trước lệnh giới hạn LO đã nhập vào hệ thống trước đó khi so khớp lệnh (trước đó được ưu tiên trước lệnh giới hạn).

Nguyên tắc hiển thị giá: Hiển thị 1 mức giá cụ thể như Lệnh giới hạn LO, lúc này có các trường hợp sau:

+ Trường hợp chỉ có dư mua hoặc dư bán lệnh ATO / ATC: Hiển thị giá khớp dự kiến. Nếu chưa có giá khớp dự kiến thì giá hiển thị là giá khớp lệnh gần nhất hoặc giá tham chiếu (chưa có giá khớp gần nhất).

Trong ảnh: Thay đổi về Lệnh ATO / ATC là một trong những thay đổi đáng chú nhất khi triển khai hệ thống mới KRX (Link gốc ảnh)

+ Trường hợp còn dư mua hoặc dư bán của lệnh LO: Hiển thị Giá dư mua cao nhất + 01 đơn vị yết giá (nếu cao hơn mức giá trần thì hiển thị là giá trần) hoặc Giá dư bán thấp nhất – 01 đơn vị yết giá (nếu thấp hơn mức giá sàn thì hiển thị là giá sàn).

Nguyên tắc hiển thị Bảng giá: Hiển thị khối lượng tương ứng với 3 mức giá Dư mua / Dư bán tốt nhất còn lại sau khi dự kiến khớp của từng mã chứng khoán. 

—————————————————————

Ví dụ về Lệnh ATO ATC trong hệ thống KRX

Cùng xem một ví dụ để hiểu hơn về Lệnh ATO / ATC trong hệ thống mới KRX. Mình trình bày song song cách khớp / hiển thị của cả Hệ thống mới KRX và Hệ thống cũ để tiện so sánh sự khác biệt. 

1. Giả sử Lệnh ban đầu

– 03 Lệnh bên Mua tốt nhất:
+ Giá Mua 1 – 20 và Khối lượng KL1 – 100
+ Giá Mua 2 – 19.9 và Khối lượng KL2 – 100
+ Giá Mua 3 – 19.8 và Khối lượng KL3 – 200.

– 03 Lệnh bên Bán tốt nhất:
+ Giá Bán 1 – 20.1 và Khối lượng KL1 – 100
+ Giá Bán 2 – 20.2 và Khối lượng KL2 – 200
+ Giá Bán 3 – 20.3 và Khối lượng KL3 – 100.

2. Thêm Lệnh đầu tiên – Lệnh mua, Giá ATO, Khối lượng 100

Trong ảnh: Giả định Phiên Khớp lệnh Định kỳ Mở cửa – Có 3 Lệnh bên mua và 3 Lệnh bên bán – Thêm Lệnh đầu tiên Lệnh mua, Giá ATO, Khối lượng 100 (Link gốc ảnh)

– Kết quả dự kiến khớp của hệ thống KRX (Bên phải):

+ Cột khớp lệnh: hiển thị Giá 20.1 với khối lượng khớp là 100 – Mũi tên màu đỏ. Đây là Kết quả của:
* Lệnh mua – Giá ATO – KL 100 (Vừa đặt) và Lệnh bán – Giá 20.1 – KL 100.

+ Cột dư mua: Lệnh mua Giá ATO – KL 100 vừa đặt đã tạm khớp nên không hiển thị và chỉ hiện 3 giá mua tốt nhất chưa khớp:
* Giá Mua 1 – 20 và Khối lượng KL1 – 100
* Giá Mua 2 – 19.9 và Khối lượng KL2 – 100
* Giá Mua 3 – 19.8 và Khối lượng KL3 – 200.

+ Cột dư bán: Lệnh bán Giá 20.1 – KL 100 đã tạm khớp nên không hiển thị và chỉ hiện 2 giá bán tốt nhất chưa khớp còn lại:
* Giá Bán 1 – 20.2 và Khối lượng KL1 – 200
* Giá Bán 2 – 20.3 và Khối lượng KL2 – 100.

3. Thêm Lệnh mua thứ 2 – Lệnh mua, Giá trần 20.5, Khối lượng 300

Trong ảnh: Thêm Lệnh mua thứ 2 – Lệnh mua, Giá trần 20.5, Khối lượng 300 (Link gốc ảnh)

– Kết quả dự kiến khớp của hệ thống KRX (Bên phải):

+ Cột khớp lệnh: hiển thị Giá 20.3 với khối lượng khớp là 400 – Mũi tên màu đỏ. Đây là Kết quả của:
* Lệnh mua – Giá ATO – KL 100 (Đã đặt ở bước 2) và Lệnh bán – Giá 20.1 – KL 100.
* Lệnh mua – Giá 20.5 – KL 300 (Vừa đặt – Khớp 200/300 đầu tiên) và Lệnh bán – Giá 20.2 – KL 200.
* Lệnh mua – Giá 20.5 – KL 300 (Vừa đặt – Khớp 100/300 còn lại) và Lệnh bán – Giá 20.3 – KL 100.

+ Cột dư mua: Lệnh mua Giá trần 20.5 – KL 300 vừa đặt đã tạm khớp nên không hiển thị và chỉ hiện 3 giá mua tốt nhất chưa khớp:
* Giá Mua 1 – 20 và Khối lượng KL1 – 100
* Giá Mua 2 – 19.9 và Khối lượng KL2 – 100
* Giá Mua 3 – 19.8 và Khối lượng KL3 – 200.

+ Cột dư bán: Dư bán đã tạm khớp hết nên Cột dư bán không hiển thị Lệnh bán nữa.

4. Thêm Lệnh mua thứ 3 – Lệnh mua, Giá ATO, Khối lượng 400

Trong ảnh: Thêm Lệnh mua thứ 3 – Lệnh mua, Giá ATO, Khối lượng 400 (Link gốc ảnh)

– Kết quả dự kiến khớp của hệ thống KRX (Bên phải):

+ Cột khớp lệnh: hiển thị Giá 20.5 với khối lượng khớp là 400 – Phần bôi màu đỏ. Đây là Kết quả của:
* Lệnh mua – Giá ATO – KL 100 (Đã đặt ở bước 2) và Lệnh bán – Giá 20.1 – KL 100.
* Lệnh mua – Giá 20.5 – KL 300 (Đã đặt ở bước 3 – Khớp 200/300 đầu tiên) và Lệnh bán – Giá 20.2 – KL 200.
* Lệnh mua – Giá 20.5 – KL 300 (Đã đặt ở bước 3 – Khớp 100/300 còn lại) và Lệnh bán – Giá 20.3 – KL 100.

+ Cột dư mua: Lệnh mua – Giá ATO – KL 400 vừa đặt không khớp do không còn Lệnh Bán nên chuyển thành Lệnh mua – Giá trần 20.5 – KL 400. Lúc này:
* Giá Mua 1 – 20.5 và Khối lượng KL1 – 400
* Giá Mua 2 – 20 và Khối lượng KL2 – 100
* Giá Mua 3 – 19.9 và Khối lượng KL3 – 100

+ Cột dư bán: Dư bán đã khớp hết nên lúc này cột Dư bán không hiển thị số.

5. Kết quả Bảng giá sau Phiên ATO – Hệ thống KRX

Trong ảnh: Kết quả sau phiên khớp lệnh định kỳ giả định (Link gốc ảnh)

+ Cột khớp lệnh: hiển thị Giá 20.5 với khối lượng khớp là 400 – Phần bôi màu đỏ.

+ Cột dư mua: Lệnh mua – Giá ATO – KL 400 (Đã đặt ở bước 4) không khớp do không còn Lệnh Bán nên sau Phiên ATO đã bị hủy. Lúc này:
* Giá Mua 1 – 20 và Khối lượng KL1 – 100
* Giá Mua 2 – 19.9 và Khối lượng KL2 – 100
* Giá Mua 3 – 19.8 và Khối lượng KL3 – 200.

+ Cột dư bán: Dư bán đã khớp hết ở Phiên ATO nên lúc này cột Dư bán không hiển thị số.

Chi tiết cách khớp lệnh ở Hệ thống cũ để so sánh. Xem thêm: Cách Khớp lệnh Phiên Định kỳ Chứng khoán.

Như vậy bạn đã biết những điểm mới về Lệnh ATO ATC trong hệ thống KRX mới. Nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp xin liên hệ lại theo thông tin bên dưới.

—————————————————————

Các bài viết khác có liên quan

Cách xem Bảng giá Chứng khoán Online
Cách Khớp lệnh Phiên Định kỳ Chứng khoán   /    Giá Tham chiếu và Cách tính
> Lệnh Giới hạn LO trong Chứng khoán là gì? Cách dùng và Ví dụ
Biên độ dao động và Giá trần sàn

—————————————————————

Các bài viết khác có thể bạn quan tâm

Các bước Tìm hiểu Chứng khoán
Hướng dẫn Mở Tài khoản Chứng khoán   /   Dịch vụ Ủy thác Đầu tư Chứng khoán – Đầu tư “Hộ”
> Khóa học Chứng khoán Cơ bản tại Hà Nội   /   Khóa học Chứng khoán Online

—————————————————————

(Hiep Bui / Thu Hiên – Tháng 5/2025)