Có mua Cổ phiếu Nước ngoài tại Việt Nam được không?

Giới thiệu

Bài viết Có mua Cổ phiếu Nước ngoài tại Việt Nam được không? là bài viết bổ sung thêm cho Bài Hướng dẫn Mở Tài khoản Chứng khoán. Bài viết này được đưa ra nhằm làm rõ hơn vấn đề đang được khá nhiều Nhà Đầu tư hiện nay quan tâm rằng liệu có được Đầu tư vào Cổ phiếu Nước ngoài hay Quốc tế được không , bởi Thị trường Cổ phiếu Nước ngoài đang ngày càng trở nên thu hút với nhiều người.

Bài viết, cũng thường được tìm đến sau khi bạn đã nắm rõ Các bước Tìm hiểu Chứng khoán Cơ bản và biết cách Phân tích Cổ phiếu. Các Vấn đề chính gồm:

+ Quy định chung của Nhà nước Việt Nam về Hoạt động Đầu tư gián tiếp ra Nước ngoài.
+ Tại sao vẫn có nhiều Quảng cáo Mở Tài khoản Chứng khoán để Mua bán Cổ phiếu Nước ngoài ở Việt Nam?

—————————————————————

1. Quy định chung của Nhà nước Việt Nam về Hoạt động Đầu tư gián tiếp ra Nước ngoài

Giới thiệu: Việc Đầu tư Cổ phiếu Nước ngoài đang trở thành vấn đề được nhiều Nhà Đầu tư trong nước tại Việt Nam quan tâm do đây là những Thị trường có Thanh khoản Giao dịch Mua bán rất cao và tính Minh bạch lớn mang đặc trưng của Thị trường các nước đã phát triển từ lâu. Việc được nhiều Nhà đầu tư trong nước quan tâm là còn bởi rất nhiều Hàng hóa, Dịch vụ đang sử dụng ở Việt Nam được cung cấp bới các Hãng nước ngoài Danh tiếng và thông thường thì ở Công ty này sẽ Niêm yết trên Thị trường Chứng khoán ở nước họ. Tuy nhiên nếu muốn tham gia Đầu tư vào Thị trường Chứng khoán Nước ngoài, ngoài những rủi ro về măt Thị trường cũng như rào cản Ngôn ngữ thì những Quy định Pháp lý của Nhà nước liên quan đến Hoạt động này khá chặt chẽ và cần phải hiểu rõ. Tránh để thiệt hại Tài chính rồi mới biết là có quy định như vậy.

Trong ảnh: Diễn biến Giá Cổ phiếu của Cổ phiếu Facebook trong 5 năm qua dễ dàng được tìm thấy qua Google Search (Link gốc ảnh)

Quy định chung với Cá nhân: theo Khoản 1, Điều 5 tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành Ngày 31/12/2015 quy định về việc Đầu tư gián tiếp ra Nước ngoài của Cá nhân thì “Nhà đầu tư là cá nhân có Quốc tịch Việt Nam chỉ được thực hiện Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài dưới hình thức tham gia chương trình thưởng Cổ phiếu phát hành ở Nước ngoài”. Cũng trong Nghị định này tại Khoản 14, Điều 3 có giải thích từ ngữ trên “Chương trình Thưởng Cổ phiếu phát hành ở nước ngoài là Chương trình của Tổ chức Nước ngoài thưởng Cổ phiếu cho Người lao động làm việc trong các Tổ chức Nước ngoài tại Việt Nam”.

Như vậy bản chất ở đây các Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam và đang sống tại Việt Nam không được phép Đầu tư Chứng khoán ở Nước ngoài trừ 1 trường hợp duy nhất là bạn đang là Người lao động ví dụ như cho Microsoft ở Việt Nam, do có những đóng góp tốt cho Microsoft toàn cầu nên được họ Thưởng Cổ phiếu Ưu đãi cho Cán bộ Nhân viên thì sẽ được nhận Số Cổ phiếu này hoàn toàn Hợp pháp và được bảo Pháp luật Việt Nam bảo vệ.

Trong ảnh: Quy định của Chính phủ tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 về Đầu tư gián tiếp ra Nước ngoài của Cá nhân (Link gốc ảnh)

Hiện nay ở Việt Nam thì Chương trình Thưởng Cổ phiếu cho Người lao động làm việc Công ty Niêm yết trên sàn Chứng khoán thường được biết đến với các tên gọi như “Phát hành Cổ phiếu ESOP” với ESOP viết tắt của cụm từ Tiếng Anh – Employee Stock Ownership Plan hay Chương trình Phát hành Cổ phiếu ưu đãi cho Cán bộ Công nhân viên. Thường thì Giá Cổ phiếu được mua trong Chương trình này rất thấp so với Giá Cổ phiếu Thi trường và được thưởng trên Cơ sở Kết quả phấn đấu của Nhân viên đó cũng như là 1 Biện pháp hiệu quả giữ lại Nhân tài cho Công ty. Các Công ty Niêm yết hàng đầu ở Việt Nam cũng vận dụng Chương trình này rất triệt để. Xem thêm: Báo cáo Kết quả Phát hành ESOP – Thế giới Di động – MWG. Chi tiết hơn về Phần này sẽ được trình bày trong 1 Bài viết khác chuyên đề.

Quy định chung với Tổ chức: theo quy định Pháp lý của Nhà nước thì Đầu tư gián tiếp Chứng khoán ra Nước ngoài được phân làm 2 Phương thức: Tự doanh hoặc Ủy thác. Cụ thể:

+ Tự doanh Đầu tư gián tiếp ra Nước ngoài: tức là Tổ chức như các Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, … tự Đầu tư ra Nước ngoài thi theo quy định chỉ các Loại hình Doanh nghiệp sau mới được phép:

Trong ảnh: Quy định của Chính phủ tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 về Đầu tư gián tiếp ra Nước ngoài của Tổ chức dưới Phương thức Tự doanh tại Điều 13 (Link gốc ảnh)

Như vậy nếu Tổ chức muốn Tự doanh thì theo Quy định trên chỉ có thể là: Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý Quỹ, Quỹ Đầu tư Chứng khoán, Công ty Đầu tư Chứng k.hoán, Công ty Bảo hiểm, Ngân hàng Thương mại, Công ty Tài chính và Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC). Có thể thấy đây toàn bộ là Nhà đầu tư Chuyên nghiệp bên Ngành Tài chính, các Công ty thuộc các ngành nghề khác đều không được phép.

+ Ủy thác Đầu tư gián tiếp ra Nước ngoài: đây là Hình thức thứ 2 mà 1 Tổ chức có thể tham gia để vẫn đúng Luật bằng cách Ủy thác nhờ 1 Tổ chức Chuyên nghiệp khác ở đây là: Công ty Quản lý Quỹ hoặc Ngân hàng Thương mại. Trường hợp Ủy thác cho Ngân hàng Thương mại thì chỉ được phép là Ủy thác Đầu tư Trái phiếu hoặc các Công cụ khác trên Thị trường Tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.

Trong ảnh: Quy định của Chính phủ tại Nghị định 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 về Đầu tư gián tiếp ra Nước ngoài của Tổ chức dưới Phương thức Ủy thác tại Điều 21 (Link gốc ảnh)

Như vậy, Tổ chức muốn tham gia theo Phương thức Ủy thác này thì nếu Ủy thác Đầu tư Cổ phiếu ở Nước ngoài thì phải qua Công ty Quản lý Quỹ, còn nếu Ủy thác Đầu tư Trái phiếu ở Nước ngoài thì có thể qua Công ty Quản lý Quỹ hoặc Ngân hàng Thương mại.

Tóm lại, ở Việt Nam muốn Đầu tư Chứng khoán ra Nước ngoài, Nếu bạn là Cá nhân thì không thể Đầu tư Chứng khoán ra Nước ngoài 1 cách Hợp pháp. Còn nếu là Tổ chức bình thường không thuộc lĩnh vực Tài chính thì có thể Ủy thác cho các Tổ chức chuyên nghiệp như Công ty Quản lý Quỹ hoặc Ngân hàng Thương mại nếu muốn tham gia Đầu tư Chứng khoán ra Nước ngoài.

—————————————————————

2. Tại sao vẫn có nhiều Quảng cáo Mở Tài khoản Chứng khoán để Mua bán Cổ phiếu Nước ngoài ở Việt Nam?

Vốn Đầu tư để tham gia Khá nhỏ: Trên thực tế, có rất nhiều lời mời quảng cáo Mở Tài khoản Chứng khoán để Giao dịch Mua bán Cổ phiếu Quốc tế. Đặc biệt là lời mời này gắn liền với các Cổ phiếu của các Công ty hàng đầu trong lĩnh vực Công nghệ, Bán lẻ của Mỹ như Facebook, Apple, Amazon, Netflix, Google, … thì mức độ quan tâm của mọi người đến mảng này rất lớn và đánh giá là có tiềm năng. Bạn chỉ cần Vốn đầu tư 1.000 USD là đã có thể bắt đầu tham gia Thị trường này, mặc dù so với Kênh Chứng khoán Việt Nam chính thống vẫn còn cao hơn nhưng so với các loại hình Đầu tư khác như Bất động sản thì mức này là rất nhỏ để “Thử”. Tức là nếu có mất mát chút trong số tiền đó cũng không lớn quá với nhiều người.

Trong ảnh: 1 Quảng cáo về Mở Tài khoản để Đầu tư Chứng khoán ra Nước ngoài trên Google Adword (Link gốc ảnh)

Thủ tục Mở Online Đơn giản: mặc dù mọi thứ đều Giao dịch Mua Bán Nộp Rút tiền Online tuy nhiên khác với Thủ tục Mở Tài khoản Chứng khoán của Việt Nam là phải có Hợp đồng giấy, ký ghi rõ Họ tên thì thì thủ tục Mở Tài khoản Chứng khoán để Đầu tư Chứng khoán ra Nước ngoài như Quảng cáo ở trên thì chỉ cần vào thao tác Khai thông tin và Xác nhận Online là xong. Đây là lợi thế rất lớn so với việc Mở để Đầu tư Chứng khoán trong nước do trong nước bắt phải có Giấy tờ gốc như trên mà Mạng lưới Công ty Chứng khoán ở Việt Nam lại chủ yếu chỉ nằm ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Các Tỉnh còn lại hầu như không có, bạn có thể xem thêm: Mạng lưới các Công ty Chứng khoán tại Việt Nam.

Đòn bẩy Tài chính lớn: Nếu như Đầu tư Chứng khoán Việt Nam thì đòn bẩy Tài chính chỉ khoảng 2 – 3 lần, tức là Nếu có 100 triệu đồng gốc Đầu tư thì bạn chỉ có thể vay thêm Công ty Chứng khoán Việt Nam 100 – 200 triệu đồng nữa để Đầu tư Tổng thành 200 – 300 triệu đồng. Tuy nhiên nếu tham gia Kênh Đầu tư Quốc tế trên thị mức độ Đầu tư Tổng có thể thành 1 tỷ đồng hay hơn nữa là rất bình thường. Đòn bẩy lớn như vậy thì Rủi ro cao, điều này giúp kích thích thu hút nhiều người chuyển qua Kênh Đầu tư này với mong muốn “lên nhanh” hơn mặc dù chấp nhận rủi ro có thể “mất hết”.

Tóm lại, bạn là cá nhân thì qua mạng, qua Facebook, qua Google Search vẫn có thể Tự mở được 1 Tài khoản của riêng mình để Đầu tư Chứng khoán ra Nước ngoài. Tuy nhiên sẽ không hợp pháp, làm chui, Nhà nước cấm nên nếu có xảy ra Rủi ro tranh chấp Pháp lý thì bạn sẽ không được Pháp Luật bảo vệ. Lớn nhất là mất toàn bộ số tiền đã từng Đầu tư. Tham khảo 1 số Khách hàng đã từng tham gia cả Kênh trong nước và Nước ngoài cho thấy họ đã từng bị Xóa Sao kê Tài khoản sau khi Tối qua “Chót Lãi cao” mà không làm thế nào kêu ai được nên Kinh nghiệm được chia sẻ là chỉ nên chơi ít, hoặc muốn chơi nhiều thì nên chơi vài sàn với vài Tài khoản để nhỡ có “ăn to” thì đã được chia nhỏ ra nhiều đầu, không lo bị Xóa Sao kê và vẫn có thể Rút số tiền lời đó về. Trường hợp bạn muốn Tìm hiểu Chứng khoán Việt Nam thì có thể tham khảo: Các bước Tìm hiểu Chứng khoán.

Như vậy bạn đã hiểu được Có mua Cổ phiếu Nước ngoài tại Việt Nam được không?. Nếu có thắc mắc nào khác liên quan thì có thể liên hệ lại mình để được giải đáp Thông tin thêm.

—————————————————————

Các bài viết khác có liên quan

> Hướng dẫn Mở Tài khoản Chứng khoán   /   Hướng dẫn Mở Tài khoản Chứng khoán Từ xa
> Có Mở được Tài khoản Chứng khoán Online?   /   Mở Tài khoản Chứng khoán Ở đâu Tốt nhất?
> Mạng lưới các Công ty Chứng khoán tại Việt Nam   /   Mở Tài khoản Chứng khoán tại Mirae Asset – MAS

—————————————————————

Các bài viết khác có thể bạn quan tâm

> Các bước Tìm hiểu Chứng khoán
Dịch vụ Ủy thác Đầu tư Chứng khoán – Đầu tư “Hộ”
> Khóa học Chứng khoán Cơ bản tại Hà Nội   /   Khóa học Chứng khoán Online

—————————————————————

(Kieu Oanh / Hiep Bui – Tháng 9/2019)