Công ty Chứng khoán – Khái niệm, Nghiệp vụ và Nguồn thu chính

Giới thiệu

Bài viết Công ty Chứng khoán là gì – Khái niệm, Nghiệp vụ và Nguồn thu chính được đưa ra nhằm mục đích giúp mọi người hiểu rõ hơn về Ngành Chứng khoán và hoạt động của các Công ty Chứng khoán. Đặc biệt là khi Thị trường Chứng khoán ngày một phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, rất nhiều sản phẩm mới được giới thiệu trong vài năm qua như Chứng khoán Phái sinh, Chứng quyền, … mang lại sự đa dạng trong sản phẩm và nguồn thu cho các Công ty Chứng khoán. Dưới đây mình xin giới thiệu về các Công ty Chứng khoán, Nghiệp vụ chính hiện nay và sự cạnh tranh đang có trên Thị trường.

Bài viết này là 1 phần của Nhóm Bài viết Các khái niệm và thuật ngữ về Chứng khoán. Qua đó giúp bạn tự nghiên cứu được Các bước Tìm hiểu Chứng khoán Cơ bản để biết cách Phân tích Cổ phiếu. Đây là 1 Bài viết mang tính tham khảo và không liên quan nhiều đến Kiến thức Cơ bản Đầu tư. Bài viết cũng Hỗ trợ thêm cho Bài viết: Mở Tài khoản Chứng khoán Ở đâu Tốt nhất?. Các Vấn đề chính gồm: 

+ Khái niệm và Nghiệp vụ theo quy định của Công ty Chứng khoán.
+ Các Hoạt động chính của Công ty Chứng khoán hiện nay.

—————————————————————

Khái niệm và Nghiệp vụ của Công ty Chứng khoán

– Khái niệm Công ty Chứng khoán: được hiểu là Tổ chức Tài chính trung gian trên Thị trường Chứng khoán, dưới dạng Công ty Cổ phần hoặc Công ty TNHH, được thành lập và hoạt động theo Quy định Phát luật, thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ Kinh doanh Chứng khoán đặt dưới sự quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý chuyên trách là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). Các Nghiệp vụ theo quy định gồm: Tư vấn Đầu tư Chứng khoán, Môi giới Chứng khoán, Tự doanh Chứng khoán và Bảo lãnh Phát hành Chứng khoán.

– Nghiệp vụ Công ty Chứng khoán và các Quy định: để thành lập 1 Công ty Chứng khoán thì có rất nhiều Điều kiện để thực hiện các Nghiệp vụ trên như Điều kiện nhân sự, Vốn, Cơ sở vật chất Hạ tầng Công nghệ, … Trong đó để thực hiện hết các Nghiệp vụ trên Thị trường Chứng khoán Cơ sở trên thì Vốn điều lệ Pháp định tối thiểu 300 tỷ đồng, cụ thể: Tư vấn Đầu tư Chứng khoán – 10 tỷ đồng, Môi giới Chứng khoán – 25 tỷ đồng, Tự doanh Chứng khoán 100 tỷ đồng và Bảo lãnh Phát hành Chứng khoán – 165 tỷ đồng.

Trong ảnh: Vốn điều lệ của các Công ty Chứng khoán trên Thị trường theo Cập nhật số liệu của HOSE – Tháng 9/2019 (Link gốc ảnh)

Trường hợp tham gia Thị trường Chứng khoán Phái sinh (Từ Tháng 8/2017) thì Công ty Chứng khoán phải có Vốn điều lệ, Vốn chủ Sở hữu tối thiểu 800 tỷ đồng. Và mới nhất hiện nay, Công ty Chứng khoán nào muốn tham gia và Phát hành Chứng quyền có Bảo đảm (CW) thì cần pahri có Vốn điều lệ, Vốn chủ Sở hữu tối thiểu là 1.000 tỷ đồng. Như vậy muốn đủ hết tất cả nghiệp vụ hiện nay thì Công ty Chứng khoán phải có Vốn điều lệ và Vốn chủ Sở hữu ít nhất là 1.000 tỷ đồng.

Theo Hình ảnh trên thì Việt Nam hiện vẫn còn khoảng 75 Công ty Chứng khoán tồn tại trên Giấy phép được cấp. Theo đánh giá thì Số lượng này là quá nhiều với 1 Thị trường như Việt Nam và tương lai theo Dự kiến sẽ còn khoảng 20 – 30 Công ty Chứng khoán thực sự hoạt động. Bạn cũng có thể xem thêm Mạng lưới Danh sách và Địa chỉ các Trụ Sở, Chi nhánh và Phòng Giao dịch của các Công ty Chứng khoán tại đây: Mạng lưới các Công ty Chứng khoán tại Việt Nam.

—————————————————————

Các Hoạt động chính của Công ty Chứng khoán hiện nay

Mình có Tổng hợp và Khảo sát các số liệu trong Báo cáo Tài chính đã được Kiểm tra bởi Kiểm toán do các Công ty Chứng khoán lớn nhất công bố cho thấy 3 nghiệp vụ phổ biến nhất hiện nay là: Tự doanh Chứng khoán, Môi giới Chứng khoán và Cho vay Margin Ký quỹ. Một số có cả Nguồn thu từ Hoạt động Nguồn vốn như Gửi tiền Ngân hàng. Dưới đây là Tổng hợp hoạt động của các Công ty Chứng khoán lớn nhất Thị trường – Vốn điều lệ >1000 tỷ.

Trong ảnh: Doanh thu Hoạt động 6 tháng đầu năm 2019 các mảng của Công ty Chứng khoán SSI – Công ty Chứng khoán lớn nhất hiện nay (Link gốc ảnh)

Môi giới Chứng khoán: đây là hoạt động chính nhất của các Công ty Chứng khoán trong nhiều năm qua. Hoạt động này có rủi ro thấp, tính chắc chắn cao và dễ tạo Uy tín trên Thị trường cho các Công ty Chứng khoán. Đây là hoạt động thu hút Khách đến Mở Tài khoản Chứng khoán chỗ mình và thu phí Giao dịch Mua bán. Từ nghiệp vụ này mới phát sinh thêm các nguồn thu khác như Cho vay Margin Ký quỹ, Ứng trước Tiền bán Chứng khoán, Tư vấn Tài chính, … . Ngày nay thì hoạt động này phát triển cao độ đến mức các Công ty Chứng khoán phải cạnh tranh thu hút các Nhân viên Môi giới tốt của nhau. Các Nhân viên Môi giới tốt có Trình độ, Kiến thức, Kinh nghiệm sẽ giúp cho nhiều Khách hàng tìm đến, Hoạt động Giao dịch phát sinh nhiều sẽ giúp Công ty Chứng khoán thu nhiều Phí (Dù cũng phải chia sẻ 1 phần cho các Nhân viên Môi giới này). Xem thêm Bài viết sau để hiểu thêm: Nhân viên Quản lý Tài khoản Chứng khoán là ai?.

Trong ảnh: Doanh thu, Chi phí và Lãi Hoạt động Môi giới trong 6 tháng đầu năm 2019 các Công ty Chứng khoán có Vốn điều lệ >1000 tỷ đồng (Link gốc ảnh)

Từ Bảng thống kê trên, ta có thể nhận thấy rằng đa số các Công ty Chứng khoán lớn đều chú trọng phát triển mảng Môi giới cho dù Lợi nhuận trực tiếp từ nghiệp vụ này chưa hẳn mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho Công ty (thậm chí là âm) nhưng đây lại là nghiệp vụ chủ chốt để Công ty Chứng khoán thu hút được Khách hàng, từ đó có thể thu được nguồn lợi từ các hoạt động khác khi Khách hàng sử dụng thêm Dịch vụ của Công ty.

Hoạt động thực lãi đủ lớn chỉ có VNDS – Chứng khoán VnDirect, HSC – Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, VCSC – Chứng khoán Bản Việt và TCBS – Chứng khoán Techcom. Còn lại hầu như không có lãi đáng kể hoặc thậm chí “cắt máu” chấp nhận lỗ để giành Thị phần như VPS – Chứng khoán VPS, MAS – Chứng khoán Mirae Asset, KBSV – Chứng khoán KB Việt Nam và YSVN – Chứng khoán Yuanta. Thậm chí Thị phần lớn nhất như SSI cũng không lời lãi bao nhiêu, hầu như chỉ để nuôi Hệ thống giữ Thị phần và dùng Môi giới để tạo nguồn thu cho Hoạt động khác.

Trên Thị trường Chứng khoán hiện nay, các Công ty Chứng khoán chiếm nhiều thị phần Môi giới đều là các Công ty Chứng khoán lớn, Uy tín và nhận được nhiều quan tâm của các Nhà Đầu (như SSI, HSC, VND, MBS,…). Xem thêm Bài viết: Mở Tài khoản Chứng khoán Ở đâu Tốt nhất?.

Cho vay – Margin và Ứng trước: là nghiệp vụ thường đi kèm với Môi giới Chứng khoán. Hoạt động Môi giới Chứng khoán phát triển thì hoạt động này mới phát triển và có nguồn thu lớn được. Bản chất ở đây là trong số các Khách đang tham gia Đầu tư Chứng khoán vẫn có 1 số lượng nhất định có nhu cầu muốn vay thêm Vốn từ Công ty Chứng khoán để nâng cao Hiệu quả Đầu tư. Ngày nay thì hoạt động này được xem là Nguồn thu lớn nhất, Hiệu quả và không quá rủi ro nếu được quản trị chặt chẽ theo đúng Chuẩn mực của Công ty Chứng khoán. Thường thì các Công ty Chứng khoán có Doanh số Môi giới cao nhất cũng thường có Dự nợ và Lãi cho vay từ Mảng này lớn nhất.

Trong ảnh: Dư Nợ và Lãi từ Hoạt động Cho vay Margin (Ký quỹ) và Ứng trước trong 6 tháng đầu năm 2019 các Công ty Chứng khoán có Vốn điều lệ >1000 tỷ đồng (Link gốc ảnh)

Trong Hình trên ta dễ thấy các Công ty Chứng khoán có Doanh thu Môi giới lớn nhất cũng thường có Dư Nợ cho vay lớn nhất. Tổng số Dự nợ cho vay tại Thời điểm 30/06/2019 của 24 Công ty Chứng khoán trên là hơn 49,4 ngàn tỷ đồng với Lãi cho vay thu được là hơn 2,6 ngàn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2019. Như vậy Lãi cho vay tính theo năm bình quân cũng vào khoảng 10 – 11% / năm. Nhìn chung thì khoản này hầu như không phải chia sẻ Nguồn thu này với các Nhân viên Môi giới nên đây có thể xem là Nguồn thu thực hơn so với Nguồn thu Môi giới, chỉ cần Vốn chủ đủ lớn, không vay nhiều quá Ngân hàng thì đây luôn là nguồn thu chủ chốt mà nhiều Công ty Chứng khoán hướng tới. Thậm chí một số Công ty Chứng khoán chấp nhận Lỗ tạm thời bên Môi giới để hút Khách về để lãi bên Hoạt động Cho vay này như MAS – Chứng khoán Mirae Asset, VPS – Chứng khoán VPS.

Các tên tuổi lớn nhất trong Cho vay là: SSI – Chứng khoán SSI, MAS – Chứng khoán Mirae Asset, HSC – Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh, VNDS – Chứng khoán VnDirect, VCSC – Chứng khoán Bản Việt.

Tự doanh Chứng khoán: là Nghiệp vụ mà chính các Công ty Chứng khoán cũng tự mình Đầu tư Chứng khoán như các Nhà đầu tư khác. Vì vừa là 1 Nhà Môi giới nắm được Thông tin Sở hữu và Mua bán Chứng khoán của nhiều Nhà đầu tư, lại vừa có điều kiện tiếp cận Thông tin Nội bộ hơn so với Đại chúng, cộng với có 1 Đội ngũ Phân tích Đánh giá riêng nên việc tự tham gia Đầu tư Chứng khoán cũng sẽ mang lại Lợi thế lớn cho các Công ty Chứng khoán. Trong Luật Chứng khoán thì Công ty Chứng khoán được coi là 1 Nhà đầu tư Chuyên nghiệp trong việc Đầu tư Chứng khoán.

Trong ảnh: Tài sản, Doanh thu và Lãi từ Hoạt động Tự doanh Chứng khoán trong 6 tháng đầu năm 2019 các Công ty Chứng khoán có Vốn điều lệ >1000 tỷ đồng (Link gốc ảnh)

Trong khoảng hơn 1 năm nay, do Thị trường Cổ phiếu biến động không tốt nên hầu hết các Công ty Chứng khoán lãi lớn bên Tự doanh Chứng khoán hầu hết đều liên quan ít nhiều đến Trái phiếu như: TCBS – Chứng khoán Techcom, SSI – Chứng khoán SSI, SHS – Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội, VPS – Chứng khoán VPS và VCBS – Chứng khoán Vietcombank.

Tư vấn Tài chính, Đại lý và Bảo lãnh Phát hành Chứng khoán: đây là các Nghiệp vụ chủ chốt của Mô hình Công ty Chứng khoán hiện đại ở các nước phát triển Phương Tây được gọi dưới tên Ngân hàng Đầu tư, tức là Môi giới Vốn các vụ Giao dịch lớn từ các Tổ chức lớn dư vốn đang muốn Đầu tư kết nối các Công ty Niêm yết hoặc sẽ Niêm yết lớn / tiềm năng trong tương lai đang cần Vốn để Mở rộng phát triển Kinh doanh. Vì là Môi giới Vốn các phi vụ lớn nên Giá trị thu được theo các Hợp đồng này là rất lớn, đôi khi 1 năm chỉ cần 1 vài vụ là Công ty Chứng khoán đó đã có nguồn thu “khủng”.

Trong ảnh: Báo chí đưa tin về việc Ngân hàng BIDV chuẩn bị bán 15% của mình với giá 20,3 ngàn tỷ đồng cho 1 Ngân hàng Hàn Quốc – KEB Hana Bank (Link gốc ảnh)

Nguồn thu của mảng này theo mình đánh giá là rất lớn nhưng miếng bánh này đang bị chi phối bởi các Hãng danh tiếng của Nước ngoài. Ví dụ như trong vụ BIDV phát hành cho Ngân hàng KEB Hana Bank của Hàn Quốc kể trên để đổi Tỷ lệ sở hữu 15% lấy 20.300 tỷ đồng, nếu thương vụ này có Phí Môi giới là 1% thì Giá trị Thương vụ mà 1 Nhà Môi giới thu được sẽ là … 203 tỷ đồng – Rất lớn.

Trong ảnh: Doanh thu và Lãi từ Hoạt động Tư vấn Tài chính, Bảo lãnh Phát hành và Đại lý Phát hành Chứng khoán trong 6 tháng đầu năm 2019 các Công ty Chứng khoán có Vốn điều lệ >1000 tỷ đồng (Link gốc ảnh)

Nhìn chung thì trong năm nay 2019 thì Hoạt động Tư vấn Tài chính, Bảo lãnh Phát hành và Đại lý Phát hành Chứng khoán đều khá trầm lắng. Các Công ty Chứng khoán hàng đầu trong mảng này trước đây như VCSC – Chứng khoán Bản Việt, SSI – Chứng khoán SSI hay HSC – Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh đều không có mấy hoạt động trong mảng này trong 6 tháng đầu năm 2019. Chỉ có duy nhất TCBS – Chứng khoán Techcom vẫn giữ được bản sắc riêng với Doanh thu “khổng lồ” trong Mảng Bảo lãnh Phát hành và Đại lý Phát hành Chứng khoán được cho là chủ yếu liên quan đến Trái phiếu Doanh nghiệp của các Tập đoàn Kinh tế lớn như VinGroup, Masan, Novaland, … Dự kiến trong tương lai TCBS sẽ là Công ty hàng đầu trong mảng này do hướng đi khác biệt và sự thống trị gần như tuyệt đối trong các hoạt động về Trái phiếu Doanh nghiệp.

Như vậy, có thể thấy hoạt động lâu này của các Công ty Chứng khoán vẫn chủ yếu theo Công thức: Nguồn thu từ Hoạt động Môi giới Chứng khoán kết với cho Lãi cho Vay Margin đi kèm. Tuy nhiên chỉ thực sự có vài Công ty Chứng khoán hoạt động Tốt trên cả 2 Mảng truyền thông kia. Ở phía Bán buôn thì đến nay chỉ có mình TCBS – Chứng khoán Techcom vẫn là Công ty hoạt động tốt nhất trong mảng Môi giới Vốn, Bảo lãnh và Đại lý Phát hành Chứng khoán do hướng đi đúng vào Trái phiếu Doanh nghiệp – Vốn có rủi ro thấp hơn nhiều so với Cổ phiếu – Vốn là Thị trường trong suốt 1 năm qua đi ngang và khá trầm.

—————————————————————

Các bài viết khác có liên quan

Các khái niệm và thuật ngữ trong Chứng khoán
> Mạng lưới các Công ty Chứng khoán tại Việt Nam
Nhân viên Quản lý Tài khoản Chứng khoán là ai?   /   Mở Tài khoản Chứng khoán Ở đâu Tốt nhất?

————————————————————–

Các bài viết khác có thể bạn quan tâm

Các bước Tìm hiểu Chứng khoán
Hướng dẫn Mở Tài khoản Chứng khoán   /   Dịch vụ Ủy thác Đầu tư Chứng khoán – Đầu tư “Hộ”
Khóa học Chứng khoán Cơ bản tại Hà Nội   /   Khóa học Chứng khoán Online

————————————————————–

(Kieu Oanh / Bui Hiep – Tháng 10/2019)